Thêm 1 thao tác này, nấu cháo ngon bất bại, ăn hết đau ốm, tan mỏi mệt và bị 'ghiền'
Tin liên quan
Người già, người ốm dậy, trẻ em rất cần ăn cháo vì dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, mau phục hồi sức khỏe. Người mỏi mệt, người phải chăm sóc người bệnh lâu ngày ăn cháo cũng giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Hoặc những khi trở trời, mưa gió lạnh giá… thì bát cháo nóng rất cần thiết vì dễ ăn, bổi bổ dinh dưỡng cho cơ thể kịp thời.
Có nhiều nguyên liệu nấu cháo, phổ biến là cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo tôm… Nhưng nếu không biết cách nấu thì sẽ nhanh ngán, nhìn là sợ. Vì vậy cần lưu ý để có nồi cháo ngon ai ăn cũng hết đau ốm, mỏi mệt, không bị ngán mà còn ghiền món cháo:
Rang gạo trước khi nấu cháo sẽ thơm ngon hơn. Ảnh minh họa.
- Cần lên thực đơn hàng ngày, kể cả nguyên liệu nấu cùng và các rau gia vị là thảo dược như gừng, tía tô…
- Không lặp lại một món cháo suốt 3 bữa, mà nên nấu cháo riêng, thực phẩm, rau gia vị riêng để người ăn không bị ngán mà ốm thêm.
- Chú ý những món bác sĩ/ lương y yêu cầu kiêng khem để chọn nguyên liệu hợp khẩu vị mà không gây hại cho người thân.
- Nên nấu cháo và nguyên liệu riêng, sau đó kết hợp lại để đảm bảo hương vị của từng loại nguyên liệu.
- Kết hợp với thịt, cá, tôm và rau củ… tươi ngon sẽ ngon miệng. Nếu người già, người ốm cần ăn cháo nhiều ngày có thể rang sẵn gạo rồi cho vào nồi áp suất, nồi ủ, bình ủ cháo để qua đêm. Với người ghét ăn cháo có thể nấu xen kẽ nhiều món và chỉ ăn một lần trong ngày.
- Rang gạo nấu cháo sẽ giúp người ốm đỡ ngán hơn nhờ thay đổi khẩu vị với hạt gạo được rang lên rất thơm. Cho thêm gạo nếp vào nấu lẫn với gạo tẻ sẽ quánh, thơm hơn. Ngâm gạo trước khi nấu cháo nhanh nhừ và ngon hơn. Nên rang gạo vàng thơm rồi nấu cháo để có hương vị thơm ngon hơn.
- Không nấu gạo nở và khô hạt vì nồi cháo nhạt nhẽo.
- Cho một chút oliu vào cháo rất tốt cho sức khỏe.
Người nấu cháo nên chú ý là với người ốm có sốt thì nên ăn cháo trứng gà tía tô, cháo đậu xanh, cháo gà…; Người ốm bị cảm cúm thì nên ăn cháo thịt băm, gừng tươi, cháo bí đỏ, cháo hành tiêu…; Người mới ốm dậy, mệt mỏi thì ăn cháo lươn, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo thịt băm…
Nếu người già, người ốm đã khỏe hơn có thể xen kẽ vào thực đơn ăn sáng/ tối như cháo hàu, cháo nấm, cháo cải bó xôi, cháo tôm, cháo cá chép…
Sau đây là một số món cháo các bác sĩ khuyên nên nấu để người già, người ốm yếu, mệt mỏi dễ ăn:
Cháo gà cà rốt rất tốt cho người ốm sốt. Ảnh minh họa.
Cháo gà – cà rốt
Người ốm sốt ở nhà nên cho ăn cháo gà - cà rốt như sau:
Gạo: 200g
Gà tươi: 1 con sơ chế sạch, khử tanh với muối/ rượu gừng.
Cà rốt: 1/2 củ, Gừng: 1 nhánh to, Hành tây: 1 củ, Hành khô: 2 củ, Hành lá: 2 – 3 nhánh, Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu…
Gạo ngâm nước 2 – 3 giờ thì vớt ra rang tới khi thơm vàng thì đổ vào nồi nước đun lửa 1 giờ (hé nắp nồi để tránh bị trào).
Sơ chế hành tây, cà rốt thái hạt lựu. Hành lá cắt khúc. Hành khô phi thơm. Gừng đập giập. Khi gà đã chín mềm và gạo đã thì cho các nguyên liệu vào rồi nêm gia vị nấu thêm chừng 10 – 15 phút.
Cháo cần ăn nóng, khi múc ra bát thì rắc tiêu, hành phi và hành lá cho đẹp mắt. Khi ăn thì đảo các rau xuống dưới đáy bát để rau chín tái.
Cháo gà - cà rốt rất bổ dưỡng, giàu khoáng chất phospho, Canxi, Selen…, Vitamin (B6, B3. B2…) giúp bổ sung năng lượng và kích thích vị giác của người bệnh tốt hơn. Và rất hợp vời hệ tiêu hóa cho người già, người mới ốm dậy.
Protein trong thịt gà cao, rất tốt để hồi phục sức khỏe, lại dễ ăn. Thịt gà cũng dễ kết hợp với các củ quá khác thành món cháo ngon miệng.
Cháo hành. Ảnh minh họa.
Cháo hành
Gạo tẻ: 80g
Gạo nếp: 50g (không có gạo nếp nấu gạo tẻ cũng được).
Hành khô: 2 củ, Hành lá: 2 – 3 nhánh. Thịt lợn: 250g, Trứng gà: 1 quả, Rau mùi: 50g, Gia vị: muối, hạt tiêu, nước mắm…
Cháo hành có thể phối với thịt lợn, trứng gà để bổ sung thêm dinh dưỡng.
Cho gạo rang vào nước lạnh đun với lửa nhỏ.
Thịt lợn rửa sạch băm/xay nhuyễn và ướp 15 – 20 phút cho ngấm gia vị.
Phi thơm hành khô, cho thịt băm vào xào chín rồi đổ vào nồi cháo.
Đập trứng vào tô, múc cháo đang sôi đổ vào khuấy đều cho chín trứng. Rắc thêm hành lá, rau mùi và tiêu là có cháo hành nóng hổi giải cảm. Với cách nấu này người vụng mấy cũng nấu được nồi cháo hành giúp người thân yêu vượt qua cơn cảm sốt nhanh.
Cháo tía tô
Tía tô là thảo dược quý giúp giải cảm ngay tại nhà, ngừa dị ứng, hỗ trợ trị bệnh dạ dày... đặc biệt cháo tía tô kết hợp với trứng gà, thịt bò rất lạ miệng và bổ dưỡng.
Gạo: 200g
Trứng gà: 1 lòng đỏ
Thịt bò: 100g
Lá tía tô: 40-50g. Hành lá: 40-50g, Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu…
Tía tô thái sợi, xắt nhỏ hành lá.
Thịt bò băm nhuyễn.
Nấu cháo xong thì cho thịt bò đảo đều, nếm vừa vị thì tắt bếp. Khi ăn thì đập lòng đỏ trứng, cho tía tô, hành lá vào tô rồi múc cháo đang sôi đổ vào để chín trứng, trộn đều và ăn ngay khi còn nóng.
Cháo tôm rau ngót. Ảnh minh họa.
Cháo tôm rau ngót
1/2 bát gạo vo sạch, ninh kỹ thành cháo.
100g tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, xay hoặc băm nhỏ, ướp chút gia vị.
1 mớ rau ngót sơ chế sạch. Gia vị.
Rau ngót làm sạch rồi thái nhỏ.
Phi thơm hành khô rồi đổ tôm đã ướp gia vị vào đảo đều tới săn hồng.
Cháo chín thì cho tôm phi, rau ngót vò sơ vào nồi đun tiếp tới khi rau chín mềm thì nêm nếm lại vừa ăn.
Cháo tôm rau ngót vị thanh ngọt, dễ ăn rất ngon miệng, giúp người bệnh ăn tốt hơn. Tôm cung cấp vitamin B12, Sắt, Canxi, Selen, Omega 3… giúp phục hồi các hoạt động của hệ cơ bắp, thần kinh...
Rau ngót giàu Vitamin B, C, tăng sức đề kháng, khả năng hấp thu và tạo máu bổ sung phần năng lượng bị mất do ốm yếu.
Cháo cá hồi
1/2 bát gạo nấu thành cháo.
200g cá hồi băm nhỏ.
1 củ cà rốt, 1 mớ cải bó xôi.
Hành khô, phô mai
Cá hồi rửa sạch bằng chanh hoặc muối, sau đó rửa lại bằng nước gừng để khử tanh.
Hành khô bóc vỏ thái nhỏ phi thơm với dầu rồi cho thịt cá hồi băm nhỏ vào đảo tới săn thì trút ra để riêng.
Cà rốt luộc rồi nghiền nhuyễn, nước luộc để lại để trần rau cải.
Rau cải nhặt lấy ngọn non, rửa sạch, chần qua trong nồi nước cà rốt.
Trút toàn bộ nguyên liệu đã sơ chế vào nồi cháo rồi đảo đều, ninh thêm mấy phút tới chín, nêm gia vị vừa ăn rồi dùng khi cháo còn nóng.
Cá hồi giàu Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe, bổ dưỡng, lành tính cho người già, người ốm yếu, đau ốm nặng… phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Cháo thịt bò khoai tây rất tốt cho người già, ốm yếu. Ảnh minh họa.
Cháo thịt bò - khoai tây
1/2 bát gạo ninh nhừ thành cháo.
200g thịt bò.
1/2 củ khoai tây, gia vị vừa đủ
Khoai tây gọt vỏ, luộc chín rồi băm nhuyễn.
Thịt bò băm nhỏ rồi ướp gia vị.
Phi thơm tỏi, đổ thịt bò vào đảo để thịt ngấm gia vị và săn lại. Trút cả thịt bò và khoai tây vào nồi ninh mềm, nhừ, nêm nếm vừa vị.
Thịt bò giàu protein, khoáng chất, sắt, kẽm, magie, kali, vitamin B6, B12… rất tốt cho người già, người yếu, người mới ốm dậy.
Cháo dễ tiêu, cả người già, ốm yếu, mệt mỏi, hay người khỏe mạnh đều có thể ăn. Chỉ cần nấu cháo ngon riêng, rồi kết hợp các nguyên liệu phù hợp khác nhau là chế biến được nhiều món cháo khác nhau rất dễ ăn cho người già, người ốm yếu, người mệt mỏi, trẻ em và cả người khỏe mạnh.
Theo Gia đình và Xã hội
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất