7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mẹ nào cũng cần nắm vững

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mẹ nào cũng cần nắm vững

2019-01-29 13:25
- Đến nay bé Cua hơn 16 tháng đã trở thành 1 cô bé có thể ăn cả thế giới: từ cơm, cá, thịt, rất thích ăn rau... Con có thể tự làm chủ bữa ăn của mình trong sự hứng thú và đầy sự phấn khích mỗi khi đến giờ ăn.

Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Nắm được tinh thần đó, chị Vũ Ngọc Mai (sinh năm 1990, ở Hải Phòng), đã cùng con vượt qua giai đoạn ăn dặm một cách nhẹ nhàng nhất. Chị đã chăm bé Lê Vũ Ngọc Minh (bé Cua) một cách rất thoải mái không hề có sự áp lực về những bữa ăn của con kể cả có những ngày Cua không hợp tác với mẹ. 

Đến nay bé Cua hơn 16 tháng đã trở thành một cô bé có thể ăn cả thế giới: từ cơm, cá, thịt, rất thích ăn rau... Con có thể tự làm chủ bữa ăn của mình trong sự hứng thú và đầy phấn khích mỗi khi đến giờ ăn. Để nhận được quả ngọt đáng tự hào như vậy, chị Vũ Ngọc Mai đã làm như thế nào? Các mẹ cùng tìm hiểu những chia sẻ của chị dưới đây về hành trình cho con ăn dặm

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mà mẹ nào cũng nên nắm vững

Bé Cua rất đáng yêu, hiện tại con đã hơn 16 tháng tuổi (Ảnh: NVCC)

Chị chia sẻ: "Em bắt đầu cho bé ăn dặm từ 5,5m, bắt đầu bằng ăn dặm kiểu Nhật, nhưng bé không hợp tác: khóc lóc, cướp thìa, quay mặt đi, ngập chặt mồm. Ròng rã gần 1 tháng trời như vậy, em quyết định cho nghỉ ăn dặm, đợi đến khi gần 7m, bé tự ngồi vững thì em chuyên cho bé sang BLW. Lúc chuyển sang phương pháp này thì bé đã có kĩ năng cầm bốc bỏ mồm và cắn rồi. Bé rất hào hứng với việc ăn BLW, mỗi bữa ăn là 1 lần đập bàn đập ghế đòi đồ ăn, thích lắm. Nhưng mọi chuyện không êm đẹp như thế, đến 9,5m, lúc bé tập đứng tập đi, bé bắt đầu không chịu ngồi ghế, không chịu ăn, cho vào ghế là khóc lóc đòi ra. Đến 11,5m, bé chịu ngồi ghế lại và bắt đầu ăn. Nhưng lại bắt đầu giai đoạn nhai nhả. 13,5m, khóa học nhai nhả kết thúc bằng việc bé tự cầm cắn, nhai, nuốt 1 miếng thịt nướng bằng ngón tay. Từ đó bé ăn tốt hơn, nhưng lại quay lại không chịu ngồi ghế. 15,5m, bé chịu ngồi ghế lại, ăn uống tốt, các kĩ năng đã ổn hơn, bé ăn được tất cả mọi thứ thịt, cá mực. Giờ 16m, có thể nói mẹ con em đang được ăn quả ngọt". 

Sau thời gian cùng con vượt qua giai đoạn ăn dặm một cách suôn sẻ, chị Mai được khá nhiều các mẹ hỏi kinh nghiệm. Dưới đây là 10 câu hỏi được các mẹ quan tâm mà chị Mai đã trả lời bằng những kinh nghiệm của bản thân sau khi tập cho Cua ăn dặm thành công. 

1. Khi nào thì bé có thể bắt đầu ăn dặm blw?

- Theo một số sách ăn dặm BLW, nếu bé chưa ngồi vững thì có thể chèn gối để bé ngồi. Nhưng theo như nhóm BLW nước ngoài mà mẹ Cua theo, người ta yêu cầu bé phải tự ngồi thẳng lưng, tay không chạm đất được ít nhất 1 phút và đủ 6 tháng tuổi trở lên mới có thể bắt đầu. Mẹ Cua cũng nghĩ rằng, khi cơ thể bé được chuẩn bị thật tốt, xương sống, xương cổ cứng cáp đủ để tự ngồi được thì mới có thể hỗ trợ việc tiêu hoá tốt hơn, tránh rủi ro trong việc BLW. Vì thế bạn hãy cứ để các con được chuẩn bị thật tốt. 

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mà mẹ nào cũng nên nắm vững


2. Khi bắt đầu nên ăn gì? 1 món hay nhiều món? Cần tránh gì không? 

- Nên bắt đầu bằng rau củ và quả do bé mới 6-7 tháng thì cũng chưa nên ăn thịt, và rau củ quả thì cũng dễ xử lý hơn thịt. Còn về việc ăn 1 hay nhiều món vào bữa ăn, thì đấy là tuỳ vào mẹ. Vì mới đầu các bé chỉ là nếm thử, học cách cắn, cách cầm nắm cho vào mồm. Nên nếu càng đa dạng được thức ăn cho bé, thì bé càng biết được nhiều vị khác nhau, hay học được cách cầm nắm các loại mềm rắn khác nhau. Mới đầu các bé ăn rất ít, thậm chí bé còn không thèm ăn 1 món gì đó, nên cứ đa dạng loại thức ăn cho bé chọn, vì nếu bé không thích 1 loại thức ăn nào đó, thì bé sẽ có loại khác để thay thế và tiếp tục khám phá bữa ăn. 

Lưu ý: Mới đầu nên tránh các loại rau quả dễ gây nghẹn như: bí đỏ, khoai, chuối. Đến khi bé biết cắn miếng vừa miệng, nuốt tốt rồi hẵng cho ăn. 

3. Ăn như thế này có sợ hóc không? Khi ấy thì làm như thế nào? 

- Nếu mẹ cho con ăn không đúng cách là con sẽ rất dễ bị hóc. BLW lúc đầu các bé có thể sẽ bị ọe ọe, nôn cả thức ăn, cả sữa. Lúc ấy các mẹ đừng sợ vội, hãy để bé tự xử lý, sau đó nếu bé vẫn còn muốn tiếp tục bữa ăn thì lau dọn đi rồi cho bé tiếp tục thôi, còn nếu bé sợ không muốn ăn nữa thì thôi cũng đừng cố nài bé thử tiếp, hãy dừng bữa ăn luôn. 

Khi nào thì cần nên xử lý? Khi bé có biểu hiện nghẹn tím đỏ mặt, không thở được, thì lúc đó cần mẹ can thiệp thật nhanh và dứt khoát. 

4. Con em không chịu cầm thức ăn cho vào miệng? Bé ăn theo BLW không hợp tác, quăng ném đồ ăn, phải làm sao? 

- Từ lúc đẻ ra đến lúc ăn dặm, bé có biết đấy là thức ăn, để cho vào miệng đâu. Thế nên với những trường hợp như này, khuyến khích các mẹ ngồi ăn cùng bé, ngồi trước mặt bé, tầm mắt ngang hàng với mắt bé, và ăn cùng 1 loại thức ăn với bé, thậm chí là ăn bằng tay giống bé để bé nhìn và bắt chước theo. Vừa ăn vừa nói chuyện với bé, chỉ cho bé xem đây là dưa chuột này, dưa chuột ăn có vị như thế này, mình cầm thế này, cho vào miệng ăn này, ngon lắm, con thử xem sao.

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mà mẹ nào cũng nên nắm vững

- Về việc quăng ném đồ ăn, hãy cầm tay bé lại, nói với bé rằng đây là đồ ăn, đừng ném. Tuy nhiên có 1 giai đoạn tầm 8- 10 tháng tuổi, bé có xu hướng ném tất cả mọi thứ đi và nhìn theo, không chỉ riêng thức ăn. Đây là 1 giai đoạn phát triển của bé nên cứ kệ bé, nghiên cứu chán rồi sẽ không ném nữa. Việc của mẹ là chuẩn bị thức ăn nhiều nhiều lên 1 chút, bé ném cái này ta lại đưa cái khác. 

- Với BLW, các mẹ cần chuẩn bị tinh thần kiên trì, cực kiên trì thì mới có thể thành công. 

5. Sơ chế thức ăn như thế nào? 

Thức ăn của bé được chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn mới tập ăn, giai đoạn bốc nhón, và giai đoạn xúc thìa.

- Giai đoạn mới tập ăn: cắt thanh dài bằng ngón tay, hình lượn sóng hoặc vừa đủ không quá to không quá nhỏ. Đặc biệt là quả nho nên bổ dọc làm 4, không nên cắt ngang hoặc để cả quả. 

- Giai đoạn bốc nhón: khi bé có biểu hiện muốn bốc nhón như bốc đồ vật bằng 2 đầu ngón tay cái và trỏ, chuẩn bị thức ăn dạng hạt hoặc hình khối nhỏ.

- Giai đoạn xúc thìa: thức ăn có thể băm nhỏ, tạo độ kết dính để bé dễ xúc.

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mà mẹ nào cũng nên nắm vững

Cách sơ chế thức ăn phù hợp với từng giai đoạn 

6. Chọn thìa cho giai đoạn xúc thìa? 

Chọn loại thìa không dài quá không ngắn quá, cũng không nên to quá cỡ tay của bé, lòng thìa đủ sâu để giữ thức ăn, nên bằng inox sẽ bám dính thức ăn tốt hơn là thìa nhựa.

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mà mẹ nào cũng nên nắm vững

Chọn thìa inox, thức ăn sẽ dễ bám dính hơn thìa nhựa

7. Bé không chịu ngồi ghế? 

Đây là vấn đề nan giải của mẹ Cua này, mẹ Cua đã từng tìm sự trợ giúp lời khuyên từ các group vì việc này. Cuối cùng mẹ Cua bỏ cuộc, kệ cho Cua ngồi chiếu ăn. Rồi tự nhiên 1 ngày đẹp trời Cua lại ngồi ghế ăn lại, nên mẹ Cua rút ra được 1 số kinh nghiệm về việc ngồi ghế này.

Tầm 9-12 tháng tuổi, là tầm bé đang tập đứng tập đi, lúc này bé không tập trung vào ăn uống đâu, lúc nào cũng chỉ muốn nhoi nhoi đứng lên thôi. Việc của mẹ là hỗ trợ cho bé nhanh biết đi, thì bé sẽ kết thúc giai đoạn này nhanh hơn. Còn nếu biết đi rồi mà vẫn nhoi, thì mẹ nên áp dụng cách tiếp đây: 

- Đầu tiên là đổi ghế ăn dặm khác, rộng rãi hơn, thoải mái hơn. Tiếp là đổi chỗ ngồi ăn khác, thay đổi môi trường ấy. 

7 câu hỏi về ăn dặm theo phương pháp BLW mà mẹ nào cũng nên nắm vững


- Tiếp theo là áp dụng quy tắc bàn ăn, hay nhiều mẹ gọi là quy tắc 3 lần, nghĩa là nếu bé muốn ra, thì cho ra, nếu bé muốn vào, thì cho vào, sau 3 lần là dẹp không cho ăn nữa. Nhưng, chữ Nhưng to đùng đây, quy tắc này không áp dụng được với Cua. Vì Cua coi việc trèo ra trèo vào như thế là trò chơi, Cua rất thích thú với việc đó. Thế nên mãi đến tận sau này, khi Cua được 15,5m, mẹ Cua mới thử luyện lại ngồi ghế theo cách mới. Đó là không ăn không chịu ngồi thì cho ra luôn, dẹp luôn bữa ăn đó, không có quy tắc 3 hay 2 lần gì nữa. 

Mất khoảng 4-5 ngày kết hợp các cách: ngồi ăn trước mặt bé, đổi ghế ăn, k ăn cho ra luôn, kết quả là Cua đã ngồi ghế ăn lại tử tế.

Chúc các mẹ thành công!

Mẹ Khoai 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 bí quyết vàng giúp nàng mèo lười giảm mỡ bụng, mỡ đùi mà chẳng cần tập luyện vất vả

Đọc nhiều nhất