Măng tây
Măng tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. 90g măng tây cung cấp tới 1/3 nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể, cùng với đó là: Selen, vitamin K, thiamin và riboflavin. Lượng folate từ các thực phẩm như măng tây có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ trong giai đoạn thai kỳ.
Măng tây còn có thể xem là một loại thuốc lợi tiểu, dùng được cho người bị yếu thận, đau bàng quang, đau gan… Bên cạnh đó, axit amin glutathione trong măng tây cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và quáng gà.
Bông cải xanh
Là loại rau có thể đưa vào bữa ăn hàng ngày, bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hấp bông cải xanh trong thời gian dưới 4 phút để có thể giữ được những dưỡng chất từ loại rau này.
Củ cải đường giàu sắt và giúp sản sinh các tế bào máu trắng chống lại bệnh tật. Nó cũng kích thích hồng cầu và cải thiện việc cung cấp ô xi cho các tế bào. Ăn củ cải đường giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim, các chất giải độc chứa trong loại thực phẩm này có tác dụng tốt với các cơ quan trong cơ thể. Củ cải đường chứa nhiều chất xơ, tốt cho cơ quan tiêu hóa.
Cải xoăn kale
Cũng như nhiều loại rau lá xanh khác, cải xoăn kale giúp tăng cường sức khỏe tổng quát nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao và các chất chống oxy hóa. Trong 67g cải xoăn kale có chứa rất nhiều vitamin A, B, C, K, kali, canxi, đồng…
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, uống 150ml nước ép cải xoăn kale mỗi ngày trong vòng 12 tuần có thể tăng lượng cholesterol HDL đến 27%, đồng thời giảm cholesterol LDL tới 10%.
Cà chua là nguồn giàu chất chống oxy hóa mạnh mẽ lycopene. Đây là chất ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
Cà chua còn chứa beta carotene, chất chống ô xi hóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Chúng có hàm lượng chất xơ cao và hương vị thơm ngon khi còn tươi hoặc nấu chín.
Cà rốt chứa hàm lượng lớn vitamin A, cụ thể là 128g cà rốt cung cấp tới 428% nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể. Trong loại củ này đồng thời còn chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa làm vỏ cà rốt có màu cam và có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Một nghiên cứu còn chứng minh, một khẩu phần cà rốt mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tới 5%. So với những người ăn cà rốt ít nhất 1 lần/tuần, những người hoàn toàn không ăn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn đến 3 lần.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa phốt pho, magiê và vitamin B-6. Chúng cũng cực kỳ giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.
Sự đa dạng hóa các loại thực phẩm là chìa khóa dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn các loại rau củ trên thì không đủ để chống lại bệnh cúm, ngay cả khi bạn ăn liên tục. Vì vậy, bạn cần chú ý đến số lượng khuyến nghị hàng ngày, để tránh tình trạng nạp quá nhiều vitamin C và quá ít các chất dinh dưỡng khác.
Sức mạnh của nấm đến từ khả năng tăng cường hoạt động các tế bào T “sát thủ tự nhiên” (NKT).
Những tế bào NKT tấn công và loại bỏ các tế bào bị hư hỏng hoặc bị nhiễm virus. Nấm làm giảm hầu hết các loại ung thư và làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Chúng ngăn chặn phá hủy DNA, ung thư hay làm khối u phát triển chậm, và ngăn chặn nguồn cung cấp máu tới các khối u.
Ớt chuông
Ớt chuông cũng là nguồn cung cấp vitamin C rất dồi dào. Thậm chí, lượng vitamin C có trong ớt chuông lớn gấp 2-3 lần so với cam. Vì thế bổ sung ớt chuông vào chế độ ăn mùa dịch là gợi ý tốt nhằm tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho bạn và gia đình.
Những con giáp phải mũm mĩm mới mong giàu