Nấu thịt khi chưa rã đông
Trước khi nấu, bạn nên đem thịt đi rã đông. Bằng cách này, không những thời gian nấu thịt được rút ngắn mà món thịt của bạn khi nấu sẽ thấm gia vị và thơm ngon hơn.
Chiên giòn khoai tây và các thực phẩm nhiều tinh bột
Khoa học đã chứng minh, các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,... khi tiếp xúc với dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide - chất gây ung thư đường ruột nghiêm trọng.
Bảo quản mọi thực thẩm trong tủ lạnh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, không phải thực phẩm nào cũng thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh. Theo đó cà chua, hành tây, tỏi, bí, hành tím và các loại trái cây nhiệt đới khác như xoài, kiwi nếu để trong tủ lạnh sẽ giảm vị ngon, mất chất và mau hỏng.
Dầu thừa ra của món rán vẫn dùng để xào rau
Chắc chắn ai trong số chúng ta cũng từng áp dụng kiểu nấu ăn này. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen hết sức nguy hiểm. Bởi dầu đã qua sử dụng sẽ sản sinh ra lượng lớn chất gây hại cho cơ thể như benzopyrene - chất gây ung thư loại 1 được cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư công nhận.
Đậy nắp lại khi nấu món xào
Để thực phẩm nhanh chín và mềm hơn các bà nội trợ thường đậy kín vung nồi khi chế biến món xào. Nhưng đây lại là thói quen được cần phải bỏ gấp vì không chỉ khiến đồ ăn mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe cả gia đình.
Khi nấu dù bạn cẩn thận đến mấy cũng không tránh được việc sản sinh ra lượng khói lớn - quá trình của việc đun nấu dầu và thức ăn ở nhiệt độ cao.
Khi nấu nếu người nấu không quen tay sẽ thường lật thức ăn vì sợ các mặt chưa cháy hoặc không chín đều. Tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến thức ăn dễ nát đồng thời không giữ được mùi vị.
Nên luộc trứng lòng đào: Luộc trứng quá kĩ sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong trứng mất đi. Tốt hơn hết nên luộc trứng đến khi nước sôi, sau đó tắt bếp đóng vung ngâm trứng khoảng 10 phút, vớt ra chần nước lạnh rồi bóc vỏ.
Đây là tình trạng mà bất kỳ những chị em đều mắc phải khi nấu ăn. Để tiết kiệm thời gian, món ăn được giòn và nhanh chín hơn, mọi người hay để dầu sôi thật to mới bắt đầu cho thức ăn vào nấu.
Theo ý kiến của các bác sĩ, trong quá trình chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao (> 180 độ C) như xào, chiên, quay... dầu sẽ sản sinh ra acrylamide có thể dẫn đến bệnh ung thư. Ngoài ra, nhiệt độ cao làm mất đi một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Để an toàn khi nấu nướng, bạn nên nấu với nhiệt độ dưới 160 độ C.
Dùng muối quá nhiều khi chế biến thực phẩm
Muối là gia vị không thể thiếu trong việc chế biến thức ăn hàng ngày. Muối có tác dụng vô cùng hữu ích như lưu giữ thức ăn lâu dài, ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, các mầm bệnh. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo rằng, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê).
Ngâm nước muối khi rửa rau củ quả.
Nhiều người thường ngâm rau với nước muối để loại bỏ thuốc trừ sâu nhưng đây là thói quen sai lầm dễ gây phản tác dụng. Nước muối chỉ có tác dụng khử khuẩn và không thể làm sạch thuốc trừ sâu bám trên thực vật. Vì vậy, nếu rửa rau không đúng cách, chỉ ngâm nước muối thì rất tai hại.
Một số bà nội trợ khác dùng nước rửa rau hiện bán trên thị trường. Thành phần của các loại dung dịch này thường là acid citric, sodium, nước khử ion, hương liệu… Dùng nước này, thậm chí không loại bỏ hết vi khuẩn, thuốc trừ sâu ngược lại còn khiến rau củ quả lưu lại các chất tẩy rửa và hóa học.
Điểm mặt 6 con giáp là khắc tinh của nhau