Bột sắn dây còn thừa trong bếp, tận dụng ngay để làm 4 món ăn vặt dẻo ngon lại tha hồ mát ruột
Tin liên quan
Bột sắn dây chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể, giúp giải nhiệt mát gan, chống lão hóa, đẹp da, kháng viêm và còn có tác dụng chống rôm sảy và táo bón hiệu quả. Được làm chủ yếu từ củ sắn dây, có màu trắng, dạng bột rắn, bột sắn dây thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon với hương vị thanh mát.
1. Bánh khuôn
Nguyên liệu: bột sắn dây, bột gạo, bột năng mỗi loại 100gram. Nước cốt dừa 1 chén, đường trắng 200gram, nước lá dừa 100ml, nước ép trái dâu 100ml. (Nếu cần làm màu hồng thì dùng nhiều nước ép dâu, màu xanh thì dùng nhiều nước lá dứa).
Cách làm bánh từ bột sắn dây như sau:
Bước 1: Cho đường vào hỗn hợp nước cốt dừa rồi đun lên cho đường vừa tan ra là được.
Bước 2: Trộn đều bột sắn dây, bột gạo, bột năng với nhau. Sau đó chia làm 2
Bước 3: Cho mỗi bát hỗn hợp nước cốt dừa còn ấm vào mỗi bát bột trộn đều cho bột vừa tan
Bước 4: Cho một tý muối vào cho bánh đậm đà và ngon miệng, chỉ cần 1 lượng ít là đủ
Bước 5: Cho khuôn bánh vào nồi cách thủy, đợi khoảng 2-3 phút cho khuôn nóng rồi cho lớp bánh đầu tiên lên
Bước 6: Khoảng 5 phút cho lớp đầu tiên chín thì đổ lớp tiếp theo lên, cứ như thế cho đến khi hoàn thành những chiếc bánh tuyệt ngon. Đến khi bánh chín đợi cho bánh nguội chúng ta lấy ra là xong.
2. Bánh Kuzumochi Nhật Bản
Bánh Kuzumochi Nhật Bản có vị bùi, mềm, dai dai đặc biệt, đây là món ăn tráng miệng được ưa thích tại Nhật. Cách làm bánh Kuzumochi từ bột sắn dây như sau:
Nguyên liệu làm bánh Kuzumochi Nhật Bản: bột Imokuzu, bột năng, đường, sữa tươi không đường, bột đậu tương, nước, khuôn vuông (hoặc khuôn tròn) và màng bọc thực phẩm.
Cách làm bánh Kuzumochi Nhật Bản:
Bước 1: Trộn bột năng + bột sắn dây + đường vào nồi rồi trộn đều, thêm ít sữa và nước rồi quậy đều cho tan bột ra.
Bước 2: Cho nồi lên bếp, bật lửa nhỏ đồng thời dùng đũa khuấy đều tay đến khi bột đặc sánh lại là được.
Bước 3: Lấy khuôn vuông (hoặc khuôn tròn) đã chuẩn bị từ trước mang đi rửa với nước lọc. Lưu ý: để nước còn bám ít trên khuôn nhằm chống dính, dễ lấy bánh ra khỏi khuôn hơn.
Bước 4: Đổ hỗn hợp ra khuôn, chờ nguội rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi cho vào tủ lạnh 3 tiếng. (Nhằm tránh bột khô)
Bước 5: Rải bột đậu tương ra khay hoặc đĩa trước rồi lấy bánh ra khỏi khuôn rồi cắt thàng miếng (như hình) Lăn qua bột đậu tương cho bột bám đều quanh bánh. Rồi gắp ra dĩa, rưới siro lên và thưởng thức.
3. Bánh khoai môn
Nguyên liệu:
1 củ khoai môn tím (khoảng 500 gam)
150 gam đậu xanh
100 gam đường cát
200 gam bột sắn dây
Nước cốt dừa đóng lon
3 thìa súp dầu ăn
Cách làm bánh khoai môn hấp:
- Đậu xanh rửa sạch, nhặt bỏ hạt hư, lép. Ngâm đâu xanh vào nước ấm cho đậu nở mềm.
- Sau đó mang đậu xanh đi hấp chín, xay nhuyễn.
- Trộn đều đậu xanh với 30 gam đường cát, rồi cho đậu xanh vào chảo chống dính thêm 3 thìa súp dầu vào, sên khô đậu.
- Đợi đậu xanh nguội, nặn đậu thành từng viên tròn nhỏ, có kích thước đều nhau.
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt khoai thành từng miếng nhỏ.
- Cho khoai môn vào nồi hấp chín hoặc luộc chín tùy bạn nhé. Ấn nhẹ đũa vào khoai môn thấy khoai bở mềm thì lấy khoai ra.
- Bạn mang khoai môn đi xay nhuyễn.
- Khoai môn hay là loại củ được ưa thích bởi vị ngọt, thơm của nó. Vì thế các chị em thường dùng nó để chế biến thành nhiều món ngon như nấu canh, làm bánh, nấu chè… Cùng tìm hiểu thêm công thức những món ăn ngon từ khoai môn tại đây để trổ tài với gia đình khi có dịp bạn nhé!
- Hòa tan bột sắn dây, số đường còn lại với 200 ml nước cốt dừa.
- Đặt hỗn hợp lên bếp, khuấy đều tay để hỗn hợp ấm lên (chỉ làm ấm hỗn hợp thôi bạn nhé).
- Sau đó bạn trút toàn bộ hỗn hợp vừa làm ấn vào phần khoai môn xay nhuyễn, trộn đều tay. Nước ấm sẽ làm khoai môn mềm, dẻo hơn.
- Lấy một phần vỏ bánh khoai môn, bóp đều tay, dàn mỏng, đặt viên đậu xanh vào giữa rồi vo tròn lại sao cho phần bột khoai môn bao kín nhân đậu.
- Xếp bánh vào vỉ hấp, hấp chín bánh. Bạn hấp bánh khoảng 20-25 phút.
- Khi thấy vỏ bánh trong lại tức là bánh đã chín, gắp bánh ra đĩa đợi nguội rồi thưởng thức hương vị tuyệt ngon của những chiếc bánh khoai môn hấp nước dừa ấy thôi.
4. Chè ngô sắn dây:
Nguyên liệu:
- 2 - 3 bắp ngô
- Nước cốt dừa đóng hộp
- Đường
- Bột sắn dây
Cách làm chè ngô sắn dây:
Bước 1: Gọt lấy phần hạt ngô, giữ lại lõi ngô. Đổ vào nồi khoảng hai bát con nước lọc, cho lõi ngô vào luộc. Sau khi nước sôi, vớt lõi ngô bỏ đi (luộc cùng lá dứa sẽ thơm hơn).
Bước 2: Cho hạt ngô đã cắt nhỏ vào luộc. Sau đó, cho đường vào, đun sôi lửa nhỏ để đường thấm vào ngô.
Bước 3: Trong lúc chờ hạt ngô mềm, hòa tan bột sắn dây với nước nguội.
Bước 4: Sau khi ngô sôi, đổ từ từ bột sắn vào nồi chè ngô đang ninh, khuấy đều đến khi bột sắn dây trở nên trong suốt và chè ngô hơi đặc sệt lại.
Bước 5: Tắt bếp, múc chè ngô ra bát và trang trí bằng nước cốt dừa bên trên.
Lưu ý: Bột sắn dây đặc biệt tối kỵ dùng cùng mật ong, bởi chúng kết hợp với nhau có thể tạo thành chất kịch độc khiến người uống gặp nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần ghi nhớ đều này để bảo đảm sức khỏe cho mình cùng cả gia đình mỗi khi dùng món ăn có chứa bột sắn dây.
Miên (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất