Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Thiên Khuê 2022-06-03 07:15
- Ngứa da khi mang thai không chỉ đem lại nhiều khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ của bệnh tật. Emdep giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tại nhà an toàn nhé.

Nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai

Ngứa da khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Dù chỉ là kích ứng da nhẹ nhưng bạn vẫn phải chú ý đến các triệu chứng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Những tháng cuối của thai kỳ, ngứa da còn có thể là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý.

Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Da nhạy cảm

Theo từng thay đổi của thai kỳ, khi bụng và ngực của bạn lớn hơn, da xung quanh các khu vực này sẽ căng ra, tạo thành các vết rạn da, mẩn đỏ và ngứa ở những vùng này. Hầu hết phụ nữ mang thai đều dễ bị nhạy cảm da.

Ngoài do sự phát triển của thai nhi thì vết bẩn từ quần áo hoặc khi da tiếp xúc với da cũng có thể làm da càng nhạy cảm và dễ bị ngứa ngáy hơn. Thậm chí, nghiêm trọng có thể dẫn đến phát ban và các mảng bị kích ứng.

Bệnh chàm

Chàm là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da thường gặp nhất khi mang thai. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa, phát ban, viêm và cảm giác bỏng rát.

Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Ngay cả nếu bạn không có tiền sử bị kích ứng hoặc viêm nhiễm do bệnh chàm cũng có thể phát triển bệnh này, thường là trong hai tam cá nguyệt đầu tiên. 

Bệnh chàm xuất hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai được gọi là chửa ngoài dạ con. Các mảng da bị viêm thường phát triển xung quanh đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và cổ. Tình trạng này không ảnh hưởng đến em bé và thường tự khỏi sau khi sinh.

Bệnh vẩy nến

Bình thường, bệnh vẩy nến gây ra các mảng da dày, đỏ, ngứa và khô, được cho rằng sẽ cải thiện trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tạp chí “Expert Review of Clinical Immunology”, các nhà nghiên cứu cho biết một số phụ nữ lại có thể bị vẩy nên trong thai kỳ.

Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Ứ mật

Ngứa dữ dội trong tam cá nguyệt thứ ba có thể do ứ mật trong thai kỳ (IPC) hoặc ứ mật sản khoa. Tình trạng ngứa da khi mang thai này là do chức năng gan bị suy giảm, có thể do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa nếu gặp trở ngại cũng có thể gây ngứa ngáy ở da do các axit mật chảy ra khỏi gan, tích tụ trong da và các mô khác. 

Ngứa da do ứ mật không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, suy thai và các biến chứng khác.

Ứ mật trong thai kỳ có thể di truyền. Vì vậy, bạn nên hỏi những người phụ nữ trong gia đình xem có tiền sử mắc bệnh này không để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời. Đồng thời, mang song thai cũng dễ bị tình trạng này.

Điều trị ngứa da khi mang thai như thế nào?

Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Đối với mẹ bầu, phương pháp điều trị thường được bác sĩ áp dụng là dùng Corticosteroid tại chỗ và đèn chiếu tia cực tím B. Ngoài ra, đối với ngứa da thông thường không phải bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể thử 2 cách sau.

Tắm bột yến mạch

Đối với ngứa do da căng hoặc nứt nẻ, bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến, hãy thử tắm bằng bột yến mạch. Loại ngũ cốc thân thiện này hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác hại gì đến mẹ và bé.

Cách làm rất đơn giản. Bạn cho bột yến mạch, muối nở và sữa bột vào máy xay thực phẩm để trộn đều. Sau đó múc ¼ cốc hỗn hợp này vào nước tắm và ngâm mình trong 20 phút.

Lưu ý: Nếu sử dụng công thức khác có bổ sung các loại tinh dầu, bạn hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho chúng vào hỗn hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho thai kỳ.

Thoa bơ ca cao 

Một số loại kem dưỡng da có thể làm dịu da bị kích ứng. Trong số đó, bơ ca cao rất tốt cho da khô, da căng. Hãy thử thoa bơ ca cao vào buổi sáng sau khi tắm xong và buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngứa da khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà cho mẹ bầu

Nếu bạn bị chàm, hãy hỏi bác sĩ xin chỉ định về loại kem sử dụng. Cố gắng tránh các tác nhân kích thích và chất gây dị ứng có thể làm ngứa da nặng hơn. Ngoài ra, tránh xà phòng mạnh cũng giúp giữ cho làn da khỏe mạnh, bớt nhạy cảm.

Khi nào nên đến bệnh viện kiểm tra?

Nếu ngứa da ngày càng nặng, tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc vàng da, bạn cần gặp bác sĩ ngay. Đây là dấu hiệu của tình trạng ứ mật trong gan và cần được điều trị đúng cách.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu xử lý tốt tình trạng ngứa da khi mang thai, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân và em bé.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lá thư của người đàn ông sau 24h ly hôn vợ

Đọc nhiều nhất