Mẹ bầu 31 tuần bị ngứa da và xém sảy thai, không nên chịu đựng và chủ quan với hiện tượng thường gặp trong thai kì
Tin liên quan
Khi mang thai có vô vàn những điều khiến các mẹ bầu khó chịu. Nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng ngứa khi mang thai . Nếu ngứa da chỉ xuất hiện ở vùng bụng bị rạn, đó là điều bình thường, nhưng nếu ngứa toàn thân thì cần phải cẩn trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua vì nó có thể đe dọa đến sự an toàn của thai nhi.
Một mẹ bầu giấu danh tính ở Trung Quốc mang thai được 31 tuần, bỗng một ngày cô cảm thấy cả người ngứa ran. Ban đầu, cô chỉ bị ngứa ở ngón tay và chân nên nghĩ rằng, có thể do thời tiết hanh khô. Sau đó, cơn ngứa lây lan ra tứ chi, rồi ngứa toàn thân. Lúc này, cô cảm thấy rất khó chịu, đứng ngồi không yên, cả đêm không ngủ được.
Những người thân của cô đều nói: "Ngứa da khi mang thai là chuyện bình thường. Đừng uống thuốc bừa bãi nếu không sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, tốt nhất là nên chịu đựng".
Khi nghe những lời này, cô cảm thấy vừa tức giận vừa khó chịu đến mức bất chấp lời ngăn cản của mọi người, thúc giục chồng chở mình đến bệnh viện. Sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ cho biết nồng độ axit mật rất cao, chẩn đoán cô bị ứ mật nặng khi mang thai.
Bác sĩ cho biết, bệnh này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới người mẹ, nhưng có thể khiến thai nhi bị suy yếu trong tử cung, thiếu oxy và dễ bị ngạt thở. Hãy cẩn thận với ngứa da khi mang thai
Ứ mật trong gan của thai kỳ (ứ mật thai kỳ) thường có mức độ ngứa khác nhau, đa số xảy ra ở 3 thái cuối. Tình trạng này ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, không cần dùng thuốc điều trị và sẽ hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Nồng độ axit mật của người mẹ quá cao sẽ làm cho nhung mao của bánh nhau thai bị rút ngắn. Nó ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bánh nhau, vận chuyển oxy bị cản trở, trường hợp nặng có thể khiến thai nhi bị chết ngạt do thiếu oxy.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa rõ ràng, có thể do ảnh hưởng của nội tiết tố khi mang thai làm giảm chức năng chuyển hóa mật. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như do di truyền trong gia đình, hoặc do thời tiết.
Ngứa da do ứ mật thường bắt đầu sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Các triệu chứng nhẹ vào ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm. Các cơn ngứa ban đầu bắt đầu từ ngón tay, ngón chân, lan ra các chi và toàn thân trong vòng vài ngày. Các bà mẹ sẽ cũng bị vàng da, buồn nôn, nhưng chỉ cần phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể sinh ra sẽ được an toàn.
Các tình trạng khiến mẹ bầu bị ngứa da
- Rạn da
Hầu hết các mẹ bầu đều phiền lòng vì rạn da, nó không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà tệ hơn nữa là cơn ngứa quá khó chịu, khiến nhiều người không kìm được mà gãi đỏ cả da.
Ngứa da khi mang thai cũng có thể do rạn da ở bụng. (Ảnh minh họa)
- Da khô
Vào mùa đông xuân không khí hanh khô, nhất là mùa xuân gió to, da dễ mất độ ẩm. Mẹ bầu dễ ngứa da do da bị thiếu nước, thiếu độ ẩm.
- Dị ứng da
Mỗi người đều có cơ địa dị ứng khác nhau, có thể do muỗi đốt, dị ứng phấn hoa. Mẹ bầu có thể bị mẩn ngứa, thậm chí phù nề, ngứa ngáy do dị ứng.
Chăm sóc da bị ngứa như thế nào?
- Dưỡng ẩm và chống nắng
Ngoại trừ các yếu tố bệnh lý, nếu là vết rạn da hoặc ngứa da do không khí hanh khô, bạn có thể thoa một ít sữa dưỡng thể. Kem trị rạn da có thể không hiệu quả trong việc xóa vết rạn, nhưng hiệu quả giữ ẩm và chống ngứa vẫn rất đáng tin cậy.
Kem trị rạn da có thể không hiệu quả trong việc xóa vết rạn, nhưng hiệu quả giữ ẩm và chống ngứa vẫn rất đáng tin cậy. (Ảnh minh họa)
Phơi nắng quá nhiều cũng có thể gây ngứa da, mẹ bầu có thể chọn phơi nắng khi mang thai từ 8 đến 10 giờ sáng, hoặc 3 đến 5 giờ chiều khi ánh nắng tương đối yếu.
- Chú ý đi chơi
Vào mùa xuân và mùa thu, phấn hoa nhiều hơn, các bà mẹ dễ bị dị ứng cần cẩn thận, nên giảm tần suất đi chơi khi thời tiết chuyển mùa.
- Lựa chọn quần áo
Nếu mẹ bầu mặc quần áo bằng vải thô cứng, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngứa. Mẹ bầu nên chọn chất liệu cotton mềm mại, thoáng khí, mặc sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
- Chú ý đến chế độ ăn uống
Thức ăn cay và kích thích có thể gây dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa da. Mẹ bầu có thể hạn chế tối đa hoặc tránh ăn ớt cay, gừng, tỏi và các thực phẩm cay khác để da không bị kích ứng.
Khi cảm thấy ngứa da, mẹ bầu đừng nghĩ phải chịu đựng, thay vào đó hãy đến bệnh viện để khám và loại trừ nguyên nhân do ứ mật thì mới có thể an tâm.
Theo Nhịp sống Việt
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất