Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? 1 tuần thai là bao nhiêu ngày
Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Bầu 9 tháng là khoảng 39 tuần tuổi. Và bầu 9 tháng 10 ngày sẽ được tính là khoảng 40 tuần tuổi.
Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Bầu 9 tháng là khoảng 39 tuần tuổi
Thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?
Thai 40 tuần tuổi được coi là đủ tháng. Tuy nhiên, thực tế thai lớn hơn 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo các chuyên gia, trẻ được sinh ra trong khoảng 39 - 41 tuần (đủ 9 tháng) sẽ có ít biến chứng nhất. Trong khi đó, trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này thường có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Cụ thể về thời gian sinh nở của thai phụ được phân chia như sau:
- Sinh trước 37 tuần: Sinh non
- Sinh từ 37 - 38 tuần: Sinh sớm
- Sinh từ 39 - 40 tuần: Sinh đúng tháng
- Sinh 41 tuần: Sinh cuối thời hạn
- Sinh từ 42 tuần trở lên: Sinh già tháng.
Thời gian sinh nở của mỗi thai phụ là khác nhau. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe của thai nhi, yếu tố tâm lý của thai phụ, các kích thích tác động bên ngoài cũng như cơ địa của thai phụ. Việc sinh sớm hay sinh muộn hơn ngày sinh dự kiến (40 tuần) khoảng 1-2 tuần là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, với các trường hợp mang thai lần đầu, ngày sinh thực tế thường sớm hơn ngày dự sinh khoảng 7-10 ngày.
1 tuần thai là bao nhiêu ngày?
Không có sự khác biệt giữa 1 tuần thai và 1 tuần thực tế trong các tháng. 1 tuần thai là 7 ngày.
1 tuần thai là bao nhiêu ngày? 1 tuần thai là 7 ngày
Cách tính tuổi thai theo tuần
Tuần tuổi thai sẽ được tính dựa theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ. Theo đó, tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Và các tuần sau đó sẽ được tính lần lượt từ tuần đầu tiên này.
Làm sao để biết mình đang mang thai ở tuần thứ mấy?
Bác sĩ nói rằng bạn đang mang thai được 15 tuần, nhưng bạn cũng được nói là đang mang thai ở tuần 16. Điều nào đúng? Câu trả lời là cả hai.
Nếu bạn đang mang thai ở tuần 16, điều này có nghĩa là bạn đã mang thai được 15 tuần và vài ngày. Mười lăm tuần đã trôi qua, nhưng không phải 16 tuần. Đây cũng là lý do tại sao, bác sĩ nói bạn đang mang thai 15 tuần và ở tuần 16 của thai kỳ.
Quy tắc xác định tuần thai của bạn: Bạn đang mang thai x tuần, nhưng ở tuần thứ x + 1 của thai kỳ.
Cách tính ngày dự sinh của bạn
Bạn có thể ước tính ngày dự sinh của bản thân bằng cách tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn, không phải ngày bạn thụ thai, cộng thêm 40 tuần vào đó.
Bạn cũng có thể tính ngày dự sinh của mình bằng công thức sau:
- Trừ ba tháng kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn
- Thêm bảy ngày
- Thêm một năm
Ví dụ: nếu ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn là ngày 2 tháng 6 năm 2022, hãy trừ đi ba tháng để có ngày 2 tháng 3 năm 2022. Thêm bảy ngày và bạn sẽ nhận được ngày 9 tháng 3 năm 2022. Cuối cùng, hãy thêm một năm để ước tính ngày dự sinh của bạn là 9 tháng 3 năm 2023.
Cách tính ngày dự sinh
Lưu ý: Ngày sinh dự kiến sẽ được bác sĩ xác định dựa trên: kỳ kinh cuối cùng và tình trạng sức khỏe của thai phụ. Đây cũng là lý do tại sao, ngày sinh dự kiến của bạn có thể không phải là 9 tháng 10 ngày (40 tuần) như thông thường.
Các triệu chứng thường gặp khi bầu 9 tháng
Khi bạn mang thai được 9 tháng, một số triệu chứng mang thai bình thường mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
Đi tiểu thường xuyên: Khi thai nhi tiếp tục phát triển và tụt xuống thấp hơn vào khung xương chậu của bạn để chuẩn bị chào đời, nó cũng tiếp tục gây áp lực lên bàng quang của bạn. Bạn có thể sẽ đi vệ sinh nhiều hơn vào ban ngày và cả ban đêm.
Chân sưng phù: Không chỉ chân mà nhiều bộ phận cơ thể của bạn cũng trở nên lớn hơn trong thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ thể giữ nước nhiều hơn và kích thích tố. Và, khi tử cung của bạn phát triển, nó gây áp lực lên các tĩnh mạch nhất định, có thể làm giảm hoặc làm chậm lưu lượng máu từ nửa dưới của cơ thể lên nửa trên. Để bớt căng thẳng, bạn hãy gác chân lên bất cứ khi nào có thể và tránh đứng trong thời gian dài.
Ngứa ran hoặc tê ở ngón tay và bàn tay: Việc giữ nước nhiều hơn khi mang thai cũng có thể gây thêm áp lực lên các nằm trên lòng bàn tay của cổ tay bạn, gây ra cảm giác ngứa ran hoặc tê liệt mà bạn đang cảm thấy. Cảm giác khó chịu này thường giảm bớt sau khi bạn sinh con.
Áp lực vùng chậu: Cũng giống như bạn, thai nhi cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời của mình bằng cách hạ thấp xuống xương chậu của bạn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy áp lực nhiều hơn lên xương chậu, bàng quang và hông của mình.
Đau lưng: Khi bụng bạn lớn lên, trọng tâm của bạn thay đổi. Trong khi đó, các hormone thai kỳ sẽ làm giãn các khớp trong xương chậu của bạn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Cả hai điều này đều có thể gây đau lưng.
Sắc tố: Bạn có thể nhận thấy một số thay đổi trên da khi bầu 9 tháng. Những hormone này gia tăng trong cơ thể bạn khi mang thai có thể làm tăng sản xuất hắc sắc tố melanin, dẫn đến các mảng màu nâu (được gọi là nám) xuất hiện trên da mặt của bạn hoặc một đường sẫm màu (được gọi là rạn da) ở giữa bụng dưới.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần, 1 tuần thai là bao nhiêu ngày rồi phải không? Mong rằng qua bài viết hôm nay, các bạn đã hiểu rõ hơn về thời gian thai nghén và chờ đợi em bé chào đời. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khỏe con thông minh!
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất