Lượng đạm cho bé ăn theo từng giai đoạn như thế nào? Mẹ có biết không?
Tin liên quan
Thiếu chất đạm sẽ dẫn đến hệ miễn dịch yếu kém cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé và thừa đạm sẽ khiến cho trẻ khó tiêu, có thể mệt mỏi dẫn đến biếng ăn. Vì vậy, việc cân bằng lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé rất quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi giai đoạn bé sẽ cần bổ sung lượng đạm khác nhau:
- Tính từ trẻ mới bắt đầu ăn dặm (khi trẻ tròn 6 tháng) thì sau 4 tuần sẽ bắt đầu bổ sung đạm động vật cho bé.
- Lượng đạm cần bổ sung cho bé giai đoạn từ tuần thứ 5 - 12 tháng là 12gr/ngày (12gr/ngày nên mẹ cần chia đều ra cho mỗi bữa ăn, ví dụ bé ăn ngày 3 bữa thì lượng đạm mỗi bữa là 4gr/bữa, tương đương với khoảng 20-30gr thịt cá tươi/bữa ăn)
Theo kinh nghiệm của chị Hoàng Hà My, một bà mẹ trẻ ở Nha Trang: “Các mẹ cần phân biệt rõ về lượng thịt và lượng đạm, 30gr thịt không đồng nghĩa nó sẽ là 30gr chất đạm. Cũng chia sẻ với các mẹ về số lượng đạm được quy đổi ra từ số lượng thịt mà mình biết được:
- Thịt cá: 20-30g ~ 4-5gr đạm
- Thịt heo, bò: 20-30gr ~ 4-6gr đạm
- Thịt gà: 20-30gr ~ 5-7gr đạm.
Lượng đạm mẹ cần bổ sung cho bé giai đoạn từ 1-14 tháng như sau:
- 1-3 tháng: 15-18gr
- 4-6 tháng: 20-23gr
- 7-10 tháng: 28-32gr
- 11-14 tháng: 42-45gr
Và nên đa dạng nguồn đạm để kích thích vị giác cũng như làm giúp bé ăn ngon miệng hơn”.
Bé Eva, con chị My, hiện nay hơn 10 tháng tuổi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn đạm tự nhiên, mẹ có thể bổ sung cho bé, được chia làm 2 loại chính :
+ Đạm thực vật : có trong các loại đỗ, đậu nành, bơ thực vật, các loại hạt (hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều…), ngũ cốc nguyên hạt…
+ Đạm động vật: có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa. Đây là loại chất đạm ưu việt hơn đạm thực vật vì đạm động vật có nhiều loại axit amin thiết yếu, cơ thể trẻ sẽ dễ hấp thu hơn đạm thực vật.
Tham khảo một số thực đơn giàu đạm của chị My dành cho bé:
Mỗi khi con bị ốm, biếng ăn, chị My luôn thay đổi chế biến và thực phẩm để đảm bảo đủ lượng đạm cho bé. Chị thường bổ sung thực đơn giàu kẽm và selen để tăng cường sức đề kháng cho bé, bằng các món cháo hoặc món soup giúp bé dễ ăn mà lại ngon miệng cũng như đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé mau khỏi ốm.
“Về cách chế biến thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong những ngày bé bị ốm: Đối với rau củ, thịt cá mình vẫn hấp cách thủy để đảm bảo dinh dưỡng, thịt cá mình băm nhỏ hoặc giã nhuyễn cho bé dễ nuốt. Các món ăn giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường đề kháng cho bé như: cháo gà hạt sen, cháo tôm bí đỏ, sữa hạnh nhân, cháo trứng gà...”, chị My chia sẻ.
Theo chị My, “thực phẩm vàng” cho những ngày đông gió lạnh thời tiết hay thay đổi để tăng đề kháng cũng như phòng bệnh cảm và các bệnh về đường hô hấp cho bé đó là "hành tây" một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá, chống táo bón, đầy hơi, long đờm và khử đờm rất hay.
“Tính sát khuẩn trong hành Tây rất mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường ruột rất hiệu quả vì trong hành tây có hàm lượng chất chống oxy hoá và lưu huỳnh cao, nguồn chất xơ tốt, có chứa nhiều vitamin B6, c, folate....Mình đã áp dụng bổ sung vào thực đơn cho bé ăn mỗi ngày và thấy thật sự rất hiệu quả nên mình muốn chia sẻ với các mẹ để giúp các bé vượt qua một mùa đông mạnh khỏe”.
Châu Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất