Giống như bao bà mẹ khác, chị Lê Na (sinh năm 1990, ở Đà Nẵng) rất lo lắng khi con đến thời kì ăn dặm. Trước khi bé Đoàn Lê Hướng Viễn (bé Soy) bước vào giai đoạn ăn dặm, chị Na đã tham gia một số hội, nhóm ăn dặm để học hỏi kiến thức và trao đổi kinh nghiệm với các mẹ khác. Hơn nữa, chị còn tìm đọc khá nhiều tài liệu về các phương pháp
ăn dặm rồi mới quyết định chọn phương pháp phù hợp để áp dụng cho con.
Chị chia sẻ: "Khi Soy đủ 6 tháng, mình cho con tập ăn. Cho con ăn kết hợp cả 3 phương pháp nhưng mình thấy theo BLW là phức tạp hơn cả. Lúc 6 tháng là mình bắt đầu cho con BLW luôn rồi chứ không đợi ăn kiểu Nhật tháng đầu, rồi tháng sau mới áp dụng BLW như một số mẹ khác. Mỗi buổi chiều, mình thường cho con ăn theo phương pháp BLW. Lúc đầu tiên, Soy chẳng ăn gì, thấy đồ ăn là chỉ bốc rồi ném đi. Có lúc tiến bộ lắm thì đưa đồ ăn lên miệng, cắn cắn vài cái rồi ợ, có khi còn ọe ra cả sữa mẹ. Những lúc như thế, mình tiếc lắm và cũng thương con lắm! Nhưng mình vẫn kiên trì với con từng ngày".
Soy cùng bố mẹ (Ảnh NVCC)
Cứ như thế, mỗi ngày chị Na đều cho con làm quen với BLW. Phương pháp ăn dặm nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm riêng và BLW cũng vậy. BLW giúp bé được làm chủ bữa ăn của mình, được tự mình quyết định ăn những gì bé thích và từ chối những món không hợp khẩu vị với bé. Mặt khác, bé còn được phát triển các kĩ năng cần thiết một cách toàn diện hơn, nhờ vào việc ăn bốc mà bé biết cầm, nắm, biết điều khiển tay một cách khéo léo để đưa đồ ăn vào miệng rồi nhai và nuốt... Nói chung có hàng loạt những ưu điểm mà nhiều mẹ mong muốn con mình đạt được khi theo BLW.
Còn nhược điểm của phương pháp này, chẳng mẹ nào cũng thấy đó là sự mệt mỏi vì phải dọn dẹp "chiến trường" của con sau mỗi bữa ăn. Chắc các mẹ đã cho con BLW không còn lạ cảnh, sau bữa ăn, nhà cửa bị bẩn, thức ăn bị rơi, bắn tung tóe ra sàn, bàn ăn bị bôi đầy đồ ăn và chủ nhân của bữa ăn đó thì nhem nhuốc mặt mày, đầu tóc. Mỗi bữa ăn, mẹ đều phải tắm rửa cho con, lau chùi dọn dẹp rất nhiều. Nếu mẹ không thực sự kiên trì thì sẽ nhanh chóng đầu hàng với BLW.
Ăn uống là niềm vui (Ảnh NVCC).
Chị Na nói: "Nhưng cũng may, quãng thời gian Soy bốc, ném đồ ăn cũng qua nhanh, rồi dần con tiến bộ từng ngày. Thấy vậy, mình có thêm niềm tin vào con và có thêm động lực để cùng con vượt qua tất cả.
Lúc Soy 8 tháng cũng là lúc con ăn uống quy củ, nề nếp hơn, con đã biết cầm đồ ăn, đưa lên miệng một cách thành thạo. Nhiều mẹ không hiểu hết BLW lại cứ nghĩ con được học ăn bốc và lớn lên cũng ăn kiểu vậy là hoàn toàn sai. Ăn bóc chỉ là 1 giai đoạn bé phải trải qua khi ăn BLW. Thế nên mẹ nào còn lăn tăn với phương pháp này thì hãy tự tin áp dụng cho con nhé!".
Làm bạn với BLW, Soy bốc ăn từ lúc 6 tháng đến 11 tháng. 11 tháng, chị Na tập cho con cầm thìa và 1 tháng sau thì con thực sự có hứng với thìa dĩa. Đến giờ Soy hơn 1 tuổi, ăn uống trộm vía khá tốt, con luôn vui vẻ hợp tác với mẹ. Mỗi bé sẽ đạt được những mốc kết quả của từng giai đoạn là khác nhau, thế nên các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình bị chậm hơn các bạn khác nhé! Mẹ cứ kiên trì ắt hẳn sẽ nhận được quả ngọt như mẹ con Na.
Phương pháp ăn dặm Bé tự chỉ huy, bé sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn sau:
1. Bốc, ném, vứt đồ ăn.
2. Bốc, nắm, cho đồ ăn vào miệng.
3. Bốc, nhón đồ ăn có kích thước nhỏ đưa vào miệng.
4. Vứt, ném bát đĩa.
5. Sử dụng bát đĩa, cầm cốc uống nước.
6. Sử dụng thìa, dĩa, đũa.
Mỗi giai đoạn đều là một cuộc hành trình để 2 mẹ cố gắng. Mỗi một cuộc hành trình đều là sự khám phá những điều mới đối với con. Đối với mẹ, khi chọn BLW đồng nghĩa với việc mẹ phải xác định được những điều sau:
Thứ nhất: Mẹ cần phải kiên trì
3 tháng đầu, con gần như là không nạp được năng lượng vào người bằng BLW. Mẹ sẽ rất stress, cộng thêm sự không đồng lòng về phương pháp ăn dặm này của người thân, mẹ sẽ rất dễ đầu hàng. Mẹ cố gắng giải thích với mọi người trong nhà để mọi người hiểu về BLW và hợp tác trong việc chăm bé.
Thứ 2: Tìm hiểu kĩ về cách chế biến thức ăn cho con qua từng giai đoạn