7 dấu hiệu BỆNH NGUY HIỂM ở trẻ sơ sinh, mẹ hay bỏ qua

7 dấu hiệu BỆNH NGUY HIỂM ở trẻ sơ sinh, mẹ hay bỏ qua

2018-04-15 09:07
- Nếu thấy con có những thay đổi bình thường dưới đây thì thực chất đó là dấu hiệu bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức.

Khi trở thành mẹ, nghĩa là mình phải kiêm luôn vai trò bác sỹ cho con, phải học cách bắt bệnh mỗi khi trẻ có triệu chứng sức khỏe bất thường, từ cái hắt hơi, sổ mũi hay cơn ho, đau bụng... đấy các mẹ ạ. Nhưng cũng có những bệnh không thể hiện rõ mà mẹ phải để ý, theo dõi con lâu dài mới thấy được. Dưới đây là những biểu hiện bình thường nhưng lại chính là dấu hiệu bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, mẹ cần ghi nhớ để có giải pháp, đưa con đi khám kịp thời tránh để lâu gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của con.

1. Nốt ruồi mọc khác lạ

Một nốt ruồi mới mọc hoặc nốt ruồi cũ nhưng thay đổi hình dạng (to lên) và màu sắc.

7 dấu hiệu BỆNH NGUY HIỂM ở trẻ sơ sinh, mẹ hay bỏ qua

Mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu bệnh này ở con nhé. Ảnh minh họa

Khi theo dõi nốt ruồi đó, đặc biệt là những nốt cũ đã có từ khi mới sinh, vì nếu chúng có những thay đổi thì sẽ có nguy cơ cao trở thành ác tính. Mỗi khi tắm, mẹ phải kiểm tra da bé thường xuyên. Báo cho bác sĩ nếu nhận thấy một nốt ruồi có hình dạng không bình thường, có đường viền rách rưới, không đồng màu, hoặc nổi lên trên da, to dần lên. Đây đều là những dấu hiệu tiềm tàng của bệnh ung thư da.

2. Giảm đi tiểu

Nếu trẻ không cần thay tã thường xuyên, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề bất ổn nào đó. Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không ướt tã, có nhiều bà mẹ cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Khi trẻ bị mất nước thường có dấu hiệu môi khô, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung.

Lúc này mẹ nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải, không nên cho trẻ uống nước thường vì lúc này nước thường có thể làm giảm hàm lương natri. Nếu mất nước nhiều thì mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

3. Rụng tóc

Khi phát hiện bé bị rụng tóc thì mẹ nên theo dõi và xác định xem bé bị rụng tóc do nguyên nhân nào. Ví dụ trẻ bị rụng tóc phía sau gáy thành hình vành khăn thì chứng tỏ trẻ bị thiếu canxi, bị rụng tóc ở vị trí đó theo mảng thì rất có thể do thói quen nằm của trẻ. Tuy nhiên, ngoài 6 tháng tuổi mà tóc trẻ vẫn tiếp tục rụng nhiều thì có thể do thiếu hụt vitamin. các chứng suy giảm tuyến giáp hay các bệnh lý khác.

Một số bé có biểu hiện da đầu chuyển sang màu đỏ và bong tróc từng mảng thì có thể bé mắc bệnh nấm. Lúc này mẹ đừng coi thường mà phải đưa con đi khám luôn.

4. Con bỏ bú

Trung bình một ngày, em bé sơ sinh bú ít nhất là 6 lần, khi trẻ có dấu hiệu lười bú hoặc bỏ bú trong một thời gian dài mẹ chớ nên chủ quan. Nguyên nhân khác nhau khiến trẻ lười bú hoặc bỏ bú có thể là do chế độ ăn của người mẹ chứa nhiều gia vị dẫn đến làm thay đổi mùi vị của sữa, hoặc do mẹ không cho bé bú đúng cách. Hoặc cũng có thể do trẻ bị bệnh trong người, còi xương hoặc gặp các vấn đề nào đó về sức khỏe…

7 dấu hiệu BỆNH NGUY HIỂM ở trẻ sơ sinh, mẹ hay bỏ qua

Trung bình một ngày, em bé sơ sinh bú ít nhất là 6 lần, khi trẻ có dấu hiệu lười bú hoặc bỏ bú trong một thời gian dài mẹ chớ nên chủ quan. Ảnh minh họa

Khi này mẹ không được chủ quan mà nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời. Nếu để tình trạng kéo dài trẻ sẽ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng như gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

5. Tâm sinh lý trẻ thay đổi

Tất cả các trẻ mới sinh ra đều hay khóc và thường không được giải thích rõ ràng. Nhưng nếu tiếng khóc của trẻ khác thường, giống như tiếng thét hoặc tiếng khóc ngằn ngặt, kéo dài trong nhiều ngày, có thể bé đang gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hoặc con bỗng dưng khó ngủ, lười ăn, không muốn cử động nhiều trong thời gian dài thì cũng cần được đi gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh lý chính xác.

6. Tăng kích cỡ đầu

Đây là một trong những dấu hiệu bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Vòng đầu của trẻ được xác định là khoảng cách quanh phần lớn nhất đầu của bé là thông số để đánh giá sự phát triển của não bộ. Dựa trên mức trung bình, việc phát triển vòng đầu của bé lớn hơn hay nhỏ hơn quá nhiều hoặc không có dấu hiệu tăng trưởng sẽ là những cảnh báo cho những vấn đề nghiêm trọng.

Đầu to ra là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Nó sẽ kết thúc trong một khoảng thời gian nhất định chứ không kéo dài quá lâu. Nếu quan sát thấy kích thước đầu con thay đổi liên tục, lớn bất thường thì có thể bé bị mắc bệnh tràn dịch não.

7. Chậm phản ứng với âm thanh

Khi một đứa trẻ không phản ứng trước âm thanh ngay cả khi nó rất gần và có thể gây sợ hãi thì mẹ nên để ý và cho con đi gặp bác sĩ. Điều này chứng tỏ thần kinh hoặc thính giác của con đã gặp vấn đề.

Theo Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mỗi ngày dành 15 phút thực hiện 4 động tác, bụng dưới hay đùi đầy mỡ sẽ thon gọn ngay

Đọc nhiều nhất