Tuyệt chiêu đối phó với cơn đau co dạ con và chuột rút sau sinh
Tin liên quan
Khi mang thai, mẹ tưởng tượng những ngày đầu sau sinh sẽ ngập tràn hạnh phúc vì được ôm con yêu vào lòng, cơ thể mẹ nhẹ nhõm hơn, chiếc bụng to lùm lùm cũng xẹp bớt. Tưởng tượng là vậy nhưng thực tế thì lại khác xa hoàn toàn. Trong lúc cả nhà đang hân hoan ăn mừng sự kiện em bé chào đời thì mẹ lại quằn quại với những cơn chuột rút, những cơn co thắt dạ con. Cảm giác hạnh phúc vì làm mẹ bỗng dưng biến mất.
Hiện tượng chuột rút hoặc đau sau sinh gặp ở hầu hết các mẹ sau sinh. Đây là tác dụng phụ do quá trình tử cung co lại kích thước bình thường từ lúc trước khi mang thai. Hiểu về các triệu chứng này giúp mẹ bớt lo lắng và tìm ra cách điều trị, phòng ngừa phù hợp.
Chuột rút sau sinh
Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các bà mẹ mới sinh. Nguyên nhân chủ yếu do các cơ ở chân “làm việc” quá sức khi phải chống đỡ với trọng lượng của mẹ bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày vừa qua. Ngoài ra chế độ ăn uống thiếu kali cũng có thể khiến sản phụ bị chuột rút.
Những cơn co ở bụng
Khi mang thai, tử cung của mẹ tăng dần kích thước để bao bọc và phù hợp với giai đoạn phát triển của em bé. Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ co hồi trở về kích thước ban đầu. Những cơn co tử cung xuất hiện ngay sau thời điểm em bé sinh ra. Các cơn co này có thể nhẹ hoặc mạnh tùy mỗi người.
Đau do ra sản dịch
Những cơn co tử cung giúp đẩy các mô và máu thừa trong tử cung và đường sinh dục sau cơn vượt cạn của mẹ.
- Sản dịch sẽ hết từ 2-6 tuần sau sinh.
- Vài ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, có màu đỏ sẫm hoặc đỏ đen.
- Âm đạo có thể tiết ra những cục máu đông to. Tuy nhiên nếu không có mùi hôi thì mẹ không phải lo lắng.
- Sản dịch sẽ ra ít hơn vài tuần sau đó. Màu sắc sản dịch từ màu đỏ sẫm sẽ chuyển sang hồng nhạt, cuối cùng là vàng nhạt hoặc trắng đục và loãng hơn rất nhiều.
- Sản dịch bình thường rất nặng mùi, nhưng không có mùi hôi. Nếu sản dịch có mùi hôi, mẹ phải đi khám ngay lập tức.
Những cơn đau do co tử cung
Những cơn đau bụng trầm trọng nhất vào 2 ngày đầu sau sinh. Sang đến ngày thứ 3, cơn đau sẽ giảm dần. Nghĩa là 2 ngày đầu sau sinh là thời điểm tử cung co hồi nhanh và mạnh mẽ nhất, khiến mẹ đau đến mức gần như không chịu được. Nếu lần đầu làm mẹ, tử cung của bạn có độ đàn hồi tốt hơn nên sẽ bớt đau hơn so với những người đã từng sinh con trước đó.
Một số mẹo giúp mẹ dễ chịu hơn khi bị chuột rút và đau dạ con
1. Mẹ nên đi tiểu thường xuyên dù không buồn tiểu. Bàng quang chứa nhiều nước tiểu sẽ gây khó khăn cho tử cung trong quá trình co lại.
2. Có thể nằm sấp và đặt một chiếc gối dưới bụng để giảm cơn đau (trường hợp bạn đẻ thường, đẻ mổ không áp dụng cách này).
3. Tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa về việc dùng thuốc giảm đau.
4. Ăn nhiều cam hoặc uống nhiều nước cam. Cam rất giàu kali và có thể giảm bớt cảm giác đau.
5. Uống trà gừng.
6. Có thể nhờ người thân massage bụng nhẹ nhàng sau khi sinh. Khi massage, đặt tay trên rốn và di chuyển theo chuyển động tròn.
7. Nếu cho con bú, cơ thể mẹ sẽ giải phóng hormone oxytocin khiến tử cung co hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ mất máu.
8. Ngồi thiền sau khi sinh cũng giúp tử cung co lại nhanh hơn và giảm các cơn đau bụng.
Việt Hà – Nguồn: MJ
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất