Những hiện tượng phổ biến "hành hạ" mẹ bầu cuối thai kì

Những hiện tượng phổ biến "hành hạ" mẹ bầu cuối thai kì

2016-03-13 06:00
- Nếu không phải trải qua những điều này, mẹ sẽ nằm trong số ít trường hợp cực kì may mắn và "đặc biệt" đấy!
Gần đến ngày sinh nở, những trạng thái sau đây của bà bầu ngày một rõ ràng hơn. Thật ra những hiện tượng này vô cùng bình thường, không ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé, chỉ cần mẹ chú ý giữ gìn sức khỏe và cố gắng vượt qua giai đoạn này thôi.
1. Mệt mỏi rã rời
Có thể do những tháng cuối trọng lượng của mẹ và bé đã tăng lên đáng kể, mẹ cảm thấy di chuyển nặng nề, khó khăn hơn nên dễ mệt mỏi. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tập chân, đi bộ nhẹ nhàng khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Những hiện tượng phổ biến
2. Ê ẩm chân tay
Cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy chân tay đau nhức. Hiện tượng này chủ yếu sản sinh ra do sự thay đổi ở vùng cột sống và dây thần kinh bị chèn ép. Lúc này, mẹ nên làm những động tác mát xa vai, tay nhẹ nhàng. Đặc biệt mẹ không được sử dụng các loại thuốc giảm đau, trong cuộc sống hàng ngày nên tăng cường hoạt động thể chất và xoa bóp mỗi ngày. 
Những hiện tượng phổ biến
3. Lưng đau nhức
Đau lưng thường xảy ra thường xuyên ở tháng thứ 5 trở đi, nguyên nhân của việc đau lưng cũng bắt nguồn từ việc dây thần kinh bị chèn ép, nội tiết tố thay đổi và các dây chằng bị lỏng lẻo. Việc đứng quá lâu hoặc ngồi sai tư thế cũng sẽ khiến cho mẹ bầu đau thêm. Để giảm nhẹ những cơn đau lưng, mẹ nên luyện tập nhẹ nhàng, chườm nóng và ngủ với gối đỡ sao cho thấy thoải mái nhất. 
Những hiện tượng phổ biến
4. Đau vùng chậu
Do kích cỡ của tử cung ngày một tăng lên, các khớp vùng chậu phải chịu áp lực lớn hơn dẫn đến đau mỏi. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên mẹ bầu cảm thấy đau nhiều hơn khi gần đến lúc sinh. Mẹ cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và tập bài dành cho vùng chậu để giảm nhẹ các cơn đau.
5. Chuột rút tay, chân
Hiện tượng chuột rút xảy ra với mẹ bầu có thể do tình trạng thiếu canxi gây ra. Ngoài ra, bụng mẹ ngày càng to khiến cho áp lực lên đôi bàn chân và bắp chân ngày một lớn hơn. Khi xảy ra tình trạng chuột rút, mẹ nên cố gắng duỗi thẳng chân và xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ, dùng lực để xoa bóp trong vài phút. Mỗi tối mẹ cũng nên tự mát xa cho vùng bắp chân và bàn chân của mình, trước khi đi ngủ nên để chân gác hơi cao một chút, có thể phòng tránh chuột rút.
Những hiện tượng phổ biến 'hành hạ' mẹ bầu cuối thai kì
Khi ngủ dậy, nếu như mẹ đang nằm thẳng, mẹ nên lật nghiêng người, từ từ co hai chân lên rồi vặn mình từ từ ngồi dậy, dùng lòng bàn tay chống vào mặt giường, hai chân di chuyển đẩy người ra mép giường và đứng thẳng lên. Việc nằm xuống và ngồi dậy của mẹ cần phải thật từ từ để không gây thêm đau nhức.
Tuyết Trang

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lá thư của người đàn ông sau 24h ly hôn vợ

Đọc nhiều nhất