Kiến ba khoang 'tái xuất' ở Hà Nội, nọc độc hơn cả rắn hổ mang

Kiến ba khoang 'tái xuất' ở Hà Nội, nọc độc hơn cả rắn hổ mang

2016-10-26 07:22
- Kiến ba khoang 'tái xuất' nếu không cẩn thận trong sinh hoạt có thể bị phồng rộp da, mưng mủ do chất độc kinh khủng trong cơ thể kiến.

Những ngày gần đây, kiến ba khoang tiếp tục tái xuất ở Hà Nội ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân. Chị Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ cho chúng tôi vết rộp trên da theo vệt dài ở gần cổ và quanh mắt vẫn còn mưng mủ. 

Theo lời chị Yến, nhà chị ở tầng cao nên chủ quan không đóng cửa. Thêm nữa, chị cũng không biết kiến ba khoang đã quay trở lại nên thiếu chú ý. Ban đêm khi đi ngủ, chị Yến vẫn để cửa sổ và trong giấc ngủ da tiếp xúc với nọc độc của kiến dây ra nên sáng sớm phát hiện phồng rộp nhiều chỗ.

"Thường kiến ba khoang sẽ vào nhà lúc chiều tối đến khoảng 10 giờ đêm. Tôi cẩn thận đã bắt những con kiến bằng một tờ giấy ăn nhưng ban đêm chúng bò lên giường nên không biết. Sáng thấy ngứa thì gãi, tay dụi lên cả mắt nên vùng mắt cũng bị nóng, đỏ ửng và mưng mủ rất khó chịu", chị Yến nói.

Kiến ba khoang

Chất nọc độc vàng chảy ra từ con kiến ba khoang

Còn bà Tú (Hà Đông, Hà Nội) từ vài tuần trở lại đây thường xuyên phải đóng cửa sổ từ khoảng 4 giờ chiều đến đêm. Nếu hôm nào quên đóng cửa sổ, gia đình bà lại đau đầu với kiến ba khoang chen chúc dưới ánh điện.

"Mấy năm gần đây, đọc nhiều thông tin nên gia đình hiểu hơn cách diệt kiến ba khoang để tránh bị ảnh hưởng bởi chất độc trong cơ thể của nó. Tuy nhiên, nếu bạn đêm kiến ba khoang bò xuống chiếu, giường rất có thể đè lên khiến cơ thể kiến vỡ ra dây chất độc lên da", bà Tú cho hay.

Lưu ý gì để tránh

GS - TS Nguyễn Văn Châu (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương) cho hay, kiến ba khoang còn có tên khác là kiến cong đít, kiến khoang, kiến gạo... Nó thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, kiến này không có bộ phận chích hút, không đốt người nhưng trong cơ thể chứa độc tố. Loại độc tố này là Paederus fuscipes, mức độ độc có thể gấp 12 lần nọc rắn hổ mang.

Chất độc bên trong cơ thể loại kiến ba khoang dây lên da khi bị dập, nát. Chất độc này tác động lên da gây rát, đau, phồng rộp và viêm da.

Bác sĩ Châu khuyên, nếu phát hiện vùng da bị rát cần rửa sạch bằng xà phòng hay nước muối. Sau đó, dùng các loại dung dịch sát khuẩn và làm dịu da để bôi lên vùng da đó. 

Nếu xuất hiện các triệu chứng phồng rộp cần phải có tư vấn của bác sĩ để chọn thuốc. Nếu nặng phải đến cơ sở y tế để thăm khám.

Để phòng kiến ba khoang cần phải vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. Trong đó, chú ý gom các cây mục, rơm rạ mục đem đốt. 

Nếu có tình trạng ngứa ở cổ, mặt tránh phản xạ gãi và quệt tay. Sau khi diệt kiến ba khoang phải rửa tay sạch sẽ, không dùng tay diệt kiến. Dùng khăn, giấy lau sạch vết chất độc trong cơ thể kiến dây ra.

Đọc thêm những bài viết đáng chú ý khác:

 Anh Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những sao Việt sinh con trước, cưới hỏi tính sau vẫn có cuộc sống viên mãn

Đọc nhiều nhất