'Thung lũng' tử thần ở Bắc Yên và chuyện ly kỳ của người chuyên tìm... xác máy bay
Tin liên quan
Rất nhiều cao niên ở đây đều cho biết, chuyện máy bay rơi ở Bắc Yên không chỉ có thật mà còn rất nhiều, nhưng để biết cụ thể thì phải tìm đến cụ Khiêu.
Chúng tôi khá bất ngờ bởi thân hình gầy gò, quắc thước, bộ râu quai nón khá dị. Cụ Khiêu quê gốc ở Nam Định, năm 20 tuổi cùng những thanh niên trai tráng trong làng lên vùng Bắc Sơn làm ăn. Chẳng ngờ, đến nay ông đã có thâm niên 50 năm gắn bó với mảnh đất này.
Ông Đoàn Đình Khiêu, người đã tham gia tìm kiếm và khâm liệm cho rất nhiều nạn nhân xấu số bị rơi máy bay ở Xím Vàng.
Năm 1990, khi đang không công ăn việc làm thì bỗng một ngày, ông được một lãnh đạo huyện Bắc Yên gọi lên thông báo có một đoàn cứu hộ lên tìm máy bay rơi. “Họ cần người thạo đường đi, thạo địa hình và đặc biệt là biết tiếng dân tộc và tôi là người thích hợp”, cụ Khiêu cho biết.
Đợt đi này ngoài 3 triệu tiền công thì ông là người đầu tiên và duy nhất ở Bắc Yên được bước chân lên máy bay để theo đoàn. Đây cũng là hãnh diện lớn nhất của đời ông.
Chiếc máy bay cứu hộ thuộc loại “con sóc” do bà Anoa Dussol Perran – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Du lịch An Hoa - trực tiếp lái. Lãnh đạo huyện Bắc Yên cũng huy động tới 15 con ngựa khỏe để thồ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác cứu hộ.
Công việc không ngờ tới
Cụ Khiêu nhớ lại, chiếc máy bay gặp nạn ấy chở một đoàn du lịch người Pháp lên Điện Biên Phủ. Đoàn có 5 người nhưng có tới 6 người thiệt mạng vì ngoài 1 phi công, 1 hoa tiêu, 2 du khách thì cô phiên dịch đi cùng đoàn lại đang mang thai. Theo cụ Khiêu suy đoán, chắc do hoa tiêu và dẫn bay không thông thuộc địa hình nên họ đã bay vào vùng “tử thần”.
Địa điểm máy bay rơi rất mông lung vì họ chỉ xác định là bị rơi ở xã Xím Vàng. Khi máy bay hạ cánh, xuống mặt đất, bằng khả năng nhanh nhẹn, thông thuộc địa hình, biết tiếng nên ông Khiêu nhanh chóng tiếp xúc với người dân địa phương.
Quá trình tư duy, dò xét theo kiểu “răng bừa” nên ông và đoàn đã xác định chiếc máy bay này rơi ở một thung lũng cách xã Xím Vàng gần 1 ngày đường.
Khu vực “tử địa”quanh năm mây mù bao phủ mà cánh phi công luôn khiếp đảm mỗi khi bay qua.
Tây Bắc và Bắc Yên ngày nay rừng còn mịt mùng, đoàn chỉ biết dùng la bàn định hướng, phát đường mà đi. Công việc mạo hiểm và tốn sức này đã dẫn đoàn đến được nơi máy bay rơi.
Ông Khiêu bảo, theo phỏng đoán, chiếc máy bay đã rơi và nổ trước khi chạm đất. Mỗi người văng một nơi nên việc tìm kiếm còn khó khăn hơn nữa. Trong khung cảnh tang thương ấy, tội nhất là người phi công, do áp lực nổ nên thi thể không còn nguyên vẹn.
Gặp cảnh này ai cũng lớ ngớ, thương và tội quá nên không nề hà, chưa có kinh nghiệm nhưng ông Khiêu đã nhanh chóng vào cuộc. Tìm nước để rửa sau đó ông lấy Phoocmon và vải mà đoàn đem theo ông khâm liệm cho từng người. Sau hơn 1 tuần làm cái việc nặng nhọc nhưng đầy nghĩa cử này ông cùng đoàn đưa những người xấu số về huyện và sau đó chuyển về Hà Nội.
Sau đợt tìm kiếm và làm cái nghề “trái tay” này ông bỗng trở thành người… nổi tiếng. Và cũng từ đợt này, bất cứ có vụ rơi máy bay nào, người ta cũng đều gọi đến ông. Ông nhớ nhất là lần đi tìm máy bay chở 2 sỹ quan rơi ở đây. Công việc tìm kiếm kéo dài cả tuần, có lúc ông đã ứa nước mắt vì quá xúc động.
Từ năm 1990, bằng việc giúp đỡ tìm kiếm các nạn nhân xấu số do rơi máy bay này, “hữu xạ tự nhiên hương”, khi nào người dân cần bốc mồ mả lại gọi đến ông.
Công việc vất vả nhưng ông đều nhận. Bởi theo ông, ngoài cái nghĩa giữa người sống và người chết thì ông đã coi nghề này như cách mưu sinh qua ngày đoạn tháng.
Mời quý độc giả đón đọc bài viết tiếp theo về mảnh đất bí ẩn nơi ám ảnh những phi công điều khiển máy bay.
Những câu chuyện bí ẩn khác có thể bạn quan tâm:
Giang Vương
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất