Phụ nữ làm nhiều việc nhà dễ bị... bạo lực

Phụ nữ làm nhiều việc nhà dễ bị... bạo lực

2016-10-03 10:44
- Nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ làm việc nhà càng nhiều càng tỷ lệ thuận với nguy cơ họ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình (BLGĐ).

Chồng luôn hậm hực

Chị Nguyễn Thị Lan (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, chị là nhân viên văn phòng, công việc trên cơ quan vất vả, về nhà vẫn phải làm đủ mọi việc, từ chăm con, nấu cơm, quét dọn… Vậy nhưng, điều đó vẫn là chưa đủ với chồng chị.

 

Nhiều gia đình mặc định việc nhà, chăm sóc con là của phụ nữ

“Không ít lần anh ấy đi làm, rồi đi nhậu về là la mắng vợ con. Thấy vợ chưa chuẩn bị cơm xong, hay chưa tắm cho con là anh ấy càu nhàu. Có lần tôi bận làm, về muộn chưa cơm nước, đón con được nhờ anh ấy làm thì anh ấy mắng xối xả bảo tôi đi chơi với giai, đi đàn đúm” – chị Lan kể.

Câu chuyện của chị Lan cũng là câu chuyện của nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình ở nông thôn khi mà các ông chồng vẫn khá bảo thủ, gia trưởng.

Nghiên cứu trên cho thấy Việt Nam có 44 triệu phụ nữ, trong đó có 22 triệu phụ nữ trong độ tuổi lao động, thì gần như tất cả họ đều đang phải làm việc nhà. Nếu tính mỗi người làm 5 giờ công việc không được trả lương một ngày thì phụ nữ Việt Nam đang đóng góp tới 110 triệu giờ mỗi ngày cho gia đình và xã hội. Năm 2015, ước tính công việc không lương đóng góp tới 20% trong tổng GDP của Việt Nam (khoảng 41 tỷ USD, tương đương hơn 900.000 tỷ đồng).

Phụ nữ làm nhiều việc nhà dễ bị... bạo lực

Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6.2016. Trung bình phụ nữ dành 5 giờ mỗi ngày để làm các công việc như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con… Thời gian làm việc nhà của phụ nữ nhiều hơn nam giới từ 2 - 2,5 giờ/ngày.

Nguy cơ gia tăng bạo lực gia đình

Việc chị em bị đánh đập do không làm việc nhà hay mắng chửi do làm không tốt, không sạch, không thuận mắt chồng không phải là chuyện gì xa lạ. Trong khi đó, đấng mày râu thì chỉ chí thú vào làm việc xã hội, xong việc thì nhậu nhẹt, thể thao…

Bà Sơn Thị Na Qui -Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 8, TP.Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh)– đơn vị được khảo sát cho biết, qua khảo sát, hầu hết công việc nhà là do người mẹ, người vợ, thậm chí là trẻ em gái làm. Chỉ có một bộ phận nam giới là cán bộ, sau khi tham gia các cuộc họp, tập huấn tại địa phương được thay đổi nhận thức thì mới làm việc nhà. “Tuy nhiên, họ chỉ làm các công việc như đưa đón con đi học, sửa chữa đồ điện. Còn tuyệt nhiên họ không làm các công việc như lau dọn nhà, rửa bát, lau cọ bồn cầu…” – bà Qui nói.

Bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng Đại diện ActionAidVietNam cho rằng việc phụ nữ làm việc nhà quá nhiều khiến chị em bị cạn kiệt sức lực, nếu người chồng không sẻ chia, thấu hiểu  rất có thể sẽ dẫn tới ức chế tâm lý, mâu thuẫn, cãi cọ… thậm chí là đánh nhau và bạo lực gia đình là việc tất yếu xảy ra.

Bà Khuất Thu Hồng -Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho rằng, đây chỉ là bước đầu của nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu tiếp theo sẽ phải chỉ ra đằng sau của câu chuyện làm việc không được trả lương này là gì?  Trong nghiên cứu của ISDS cũng đã đề cập tới việc người phụ nữ phải làm những công việc không lương, điều này ảnh hưởng rất lớn tới cơ hội trong việc làm, thu nhập, tham gia xã hội… của họ.

“Đàn ông có thể miệt thị, mắng chửi, thậm chí là bạo lực về thể xác bởi cho rằng người vợ không làm ra tiền thì phải phụ thuộc, phải nghe theo sự chỉ đạo của họ. Điều này có một mối liên hệ mật thiết với vấn đề quyền lực và bạo lực trong gia đình” – bà Hồng khẳng định.

Bà Hồng cũng cho rằng, phụ nữ làm các công việc không được trả lương trong gia đình cũng có thể làm gia tăng BLGĐ, phụ nữ phải dành nhiều thời gian làm việc nhà họ sẽ có ít thời gian làm việc ngoài xã hội, thu nhập sẽ ít hơn và đương nhiên vị thế của họ sẽ thấp hơn trong gia đình. Người đàn ông luôn cho rằng mình là người quyết định, cho nên bất cứ việc làm nào của phụ nữ không làm hài lòng đàn ông cũng có thể là cái cớ để họ bạo hành chị em phụ nữ.

“Khi những đóng góp của phụ nữ Việt Nam được ghi nhận rõ ràng, xã hội sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ hơn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, tất yếu sẽ dẫn tới sự phân công và san sẻ công việc không lương một cách hài hòa, hợp lý hơn. Đây là một cách thức thiết thực để cải thiện thực trạng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho chị em phụ nữ”.

Ông Phạm Ngọc Tiến-Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH)

Theo Dân Việt

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Con gái sẽ làm gì khi ở một mình?

Đọc nhiều nhất