Nỗi lòng của những công nhân nữ tất bật với cuộc mưu sinh

Nỗi lòng của những công nhân nữ tất bật với cuộc mưu sinh

2015-10-20 07:53
- Sau những giờ tất bật với cuộc chạy đua mưu sinh, không ít nữ công nhân luôn thầm ước mơ về một mái ấm gia đình.
Phụ nữ nào cũng mơ có một mái ấm
Mấy ai biết được đằng sau cuộc sống xô bồ, náo nhiệt tại các khu công nghiệp hiện nay là không ít những sẻ chia thầm kín, rất đỗi bình dị của các nữ công nhân về giấc mơ có một mái ấm gia đình. 
Thật vậy, chị Nguyễn Thị Bình (32 tuổi, quê tỉnh Nghệ An, tạm trú phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) tâm sự: “Gia đình là cái đích cuối cùng mà mỗi người đều hướng đến từ khi trưởng thành. Thế nhưng, với nhiều nữ công nhân như tôi điều đó không mấy dễ dàng. Vì tính chất công việc phải đi sớm, về khuya, chạy đua với những giờ tăng ca để kiếm tiền, tôi hầu như quên mất mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trên cuộc hành trình thực hiện ước mơ tìm kiếm hạnh phúc”.
Nỗi lòng của những công nhân nữ tất bật với cuộc mưu sinh
Họ luôn mơ ước có một cuộc sống như biết bao người phụ nữ khác.
Chị Bình lý giải: “Đó là năm 27 tuổi, tôi có quen với một người đàn ông hơn mình 5 tuổi. Với nhiều điểm tương đồng về suy nghĩ, cũng như cách sống, chúng tôi bắt đầu nảy sinh tình yêu thương chỉ sau vài tháng quen nhau. Thời gian đầu, niềm vui và nụ cười hạnh phúc luôn tràn ngập trên đôi môi của cả hai như bao nhiêu bạn trẻ giai đoạn mới yêu. Chúng tôi trao cho nhau những tình cảm chân thành, mộc  mạc và hết lòng sẻ chia với nhau tất cả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Năm tháng sau khi quen anh, tôi quyết định xin vào một công ty tại khu chế xuất Linh Trung để đi làm. Cả hai hứa hẹn sẽ kiếm tiền và tiến tới thực hiện giấc mơ về một đám cưới hạnh phúc nhất”. 
Tuy nhiên, cuộc đời mấy ai ngờ được những biến cố mà mình gặp ở tương lai. Thật vậy, từ ngày đi làm công nhân, những giờ tăng ca đã khiến chị Bình không còn thời gian để chăm sóc hay sẻ chia với người yêu như trước nữa. Cứ thế, bản thân chị Bình không hề hay biết, việc mãi miết kiếm tiền của mình đã khiến “ngọn lửa” tình yêu ngày càng tàn lụi, mờ nhạt. Chị Bình tâm sự: “Anh ấy cho rằng tôi xem mục đích kiếm tiền quan trọng hơn cả việc quan tâm, chia sẻ về cuộc sống mỗi ngày với người mình yêu. Thậm chí, anh nghi ngờ rằng tôi đã có người mới ở nơi làm việc. Sự bất đồng và những lần giận dỗi cứ thế tăng lên theo cấp số nhân. Cho đến khi không còn chịu đựng được những giận hờn, trách ấy nữa, tôi quyết định chia tay để anh đi tìm hạnh phúc mới. Và cũng kể từ đó, tôi không còn màng đến chuyện yêu đương mà chỉ cặm cụi với cái nghề công nhân vất vả của mình nhằm kiếm tiền lo cho cha mẹ. Đến bây giờ, sau 5 năm chia tay anh, tôi vẫn chưa thể tìm cho mình một tình yêu mới cũng chỉ vì nhu cầu cơm áo, gạo, tiền”.
Khác với câu chuyện của chị Bình, chị Lê Thị Quý (31 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa, một công nhân tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết: “Từ tỉnh lẻ vào đây mưu sinh và chứng kiến không ít những trái ngang trong cuộc sống khiến tôi mất đi niềm tin về việc tìm cho mình một người đàn ông để lấy làm chồng. Cho đến bây giờ, tôi cũng từng quen và có tình cảm với vài người con trai. Thế nhưng, không phải ai đến với mình cũng bằng tình yêu. Nhiều người lợi dụng tình cảm, sự nhẹ dạ cả tin của tôi để làm trò đùa mỗi khi trống vắng hay cô đơn. Thậm chí, có người chỉ muốn lợi dụng vật chất mà không hề rung động trước một cô công nhân tỉnh lẻ như tôi. Bất mãn với những điều đó, từ năm 28 tuổi đến nay tôi lao công việc, lao vào những giờ tăng ca và không mảy may nghĩ đến đi tìm nửa kia của mình”.
Trong căn nhà trọ chật hẹp chừng 10 mét vuông ở phường Tây Thạnh (quận Tân Phú), chị Trần Thị Yến (36 tuổi, công nhân tại khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Bình, TP.HCM) giải bày: “Tất bật với nghề công nhân hơn 10 năm nay, tôi bỗng giật mình vì cơ hội thực hiện giấc mơ mái ấm gia đình đã gần như vụt tắt. Bởi không chỉ vẻ bề ngoài kém cỏi, mà độ tuổi cũng là vật cản không hề nhỏ trên con đường đi tìm cho mình một tấm chồng. Đã cố làm quen và gặp gỡ không ít người, thậm chí nhiều bạn bè gia sức mai mối nhưng tất cả những gì tôi nhận được đều là một con số “0” tròn trịa. Bởi tất cả những người đàn gặp tôi, họ đều tỏ ra ái ngại và đặt ra câu hỏi, nghi ngờ vì sao ở tuổi này, tôi vẫn không tìm được nửa kia của mình. Những nghĩ suy vô căn cứ ấy khiến cho họ dễ dàng lìa xa tôi chỉ một thời gian ngắn ngay khi quen. Trong khi, họ không hề hay biết với những nữ công nhân như đầu tắt, mặt tối ở môi trường công nghiệp như tôi thì còn đâu thì giờ để nghĩ đến hạnh phúc cho mình. Dù đã cố gắng để vượt qua những khó khăn của tuổi tác nhưng những lúc tĩnh lặng, buông tay khỏi công việc, tôi không khỏi tủi thân khi nhìn bạn bè cùng trang lứa nay gia thất ổn định, con ngoan, chồng tốt”.
Không dám nghĩ đến hạnh phúc khi đã qua một lần đò
Ở một chia sẻ khác, chị Nguyễn Ánh Hồng (25 tuổi, công nhân tại khu công nghiệp Visip, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) nói: “Với một người đã qua một lần đò như tôi thì việc tìm hạnh phúc mới là một giấc mơ quá xa vời”. Giọng chị Hồng bỗng lạc đi khi bắt đầu kể về câu chuyện quá khứ đẫm nước mắt của mình: “Cách đây hai 3 năm, tôi cũng đã từng có một người chồng. Với đồng lương công nhân ít ỏi nhưng hai vợ chồng cố gói ghém, chi phí cho cuộc sống mỗi ngày. Thế nhưng, hạnh phúc diễn ra chưa đầy một năm thì chồng tôi bỏ đi theo người con gái khác. Anh ấy cho rằng sống với một người công nhân nghèo mạt như tôi thì không thể nào vực cuộc sống dậy được. Không những thế, anh nói tôi không biết chăm sóc gia đình như những người vợ hiền, dâu thảo khác… Dù đã cố gắng nhưng tôi vẫn không thể nào giữ được chân anh ở lại. Kể từ đó, nỗi đau và sự tổn thương quá lớn đã khiến tôi sống e dè, thu mình lại. Hơn ai hết, tôi biết với một người phụ nữ đã qua một lần đò như mình thì làm sao dám nghĩ đến hạnh phúc mới nữa”.
Những công nhân nữ miệt mài tăng ca.
Tay ôm đứa con trai nhỏ chưa đầy 4 tuổi, chị Huỳnh Thị Hằng (quê tỉnh Cà Mau, làm công nhân tại khu chế  xuất Linh Trung, quận Thủ Đức) tâm sự: “Chứng kiến cuộc sống hôn nhân ngoài xã hội ngày càng phức tạp, biến tướng và nhiều biến cố nên tôi quyết định không lập gia đình. Tuy nhiên, với khát khao của một người phụ nữ mong muốn được làm mẹ nên cách đây 4 năm tôi quyết định trao tình cảm với một người đàn ông cùng quê. Chỉ vài tháng sau đó, tôi phát hiện mình có thai. Niềm hạnh phúc thiêng liêng ấy, cá nhân tôi không thể diễn tả thành lời. Nhưng cũng chính từ giây phút đó, tôi quyết định chia tay với người đàn ông là cha của đứa bé trong bụng mình. Bởi họ có quá nhiều khuyết điểm và không thể làm chỗ dựa cho mẹ con tôi. Mạnh mẽ là vậy nhưng những lúc cô đơn, mệt mỏi, tôi cũng không khỏi khát khao có một chỗ dựa tinh thần, một người đàn ông có thể sánh bước đi bên cạnh đến suốt cuộc đời”.
Phạm Thị 
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nhóc tì Vbiz có fan hùng hậu không thua kém gì bố mẹ: Hà Hồ đăng ảnh con là 'bão like', tương tác của Hòa Minzy không bằng quý tử

Đọc nhiều nhất