Phúc khí lớn nhất để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ lương thiện và thành tài: MẸ!

Phúc khí lớn nhất để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ lương thiện và thành tài: MẸ!

2022-02-11 14:09
- Đây là một câu chuyện có thật về tình mẫu tử và tầm nhìn của người mẹ trong giáo dục con cái.

Vào những năm 1980, có một gia đình 3 người ở huyện Hồng An, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, người cha mất khi con trai đang học tiểu học, chỉ để lại hai ngôi nhà mái ngói dột nát. Người mẹ sống tằn tiện để nuôi con trai khôn lớn. Khi ấy, làng không có điện nên cậu con trai học bài với ngọn đèn dầu, còn mẹ thì ngồi bên cạnh làm thêm công việc may vá. Bằng khen của con trai giống như giấy dán tường, trang trí hai bức tường của ngôi nhà. Bất kể hoàn cảnh khó khăn tới đâu, người mẹ cũng luôn nhấn mạnh một điều: Đến tuổi đi học thì nên đi học. 

Sau này, người mẹ bị bệnh thấp khớp nặng, không thể làm việc đồng áng, ngay cả việc ăn uống của hai mẹ con lúc này cũng trở thành vấn đề. Cùng lúc này, cậu con trai 16 tuổi trúng tuyển vào trường cấp 3 trọng điểm của huyện, nhà trường yêu cầu học sinh hàng tháng phải đóng góp 15kg gạo cho căng tin. Cậu con trai biết người mẹ không kiếm đâu ra được 15kg gạo nên nói với mẹ: "Mẹ ơi, con không muốn đi học nữa, con muốn ra đồng giúp mẹ". Người mẹ nghe xong tát cho cậu con trai một cái, nói: "Không được phép nghỉ học, mẹ sinh con ra, mẹ sẽ nuôi được con. Con cứ tới trường báo danh, mẹ khắc sẽ mang gạo tới cho trường." 

Phúc khí lớn nhất để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ lương thiện và thành tài: MẸ!

Không lâu sau, ở trường xuất hiện một người phụ nữ bước đi loạng choạng, bà bước những bước khó nhọc vào nhà ăn của trường, bỏ bao gạo vác trên vai xuống. Người phụ trách cân gạo của nhà ăn mở bao gạo ra nhìn với vẻ cáu kỉnh, là gạo loại, hơn nữa còn là có nhiều loại trộn vào với nhau, mỉa mai nói: "Phụ huynh mấy người cứ tranh thủ được tý nào hay tý ấy nhỉ, nhìn xem, đủ các loại gạo trộn vào với nhau, xem nhà ăn trong trường là cái tiệm tạp hóa hay gì." 

Người mẹ lúc này ngại ngùng xin lỗi. Người phụ trách cân gạo không nói gì, nhận lấy bao gạo. Sau đó, người mẹ lấy ra một túi nhỏ nói: "Thầy ơi, đây là 5 tệ tiền tiêu tháng này của con tôi, phiền thầy đưa cho cháu dùm tôi" . Nói xong, bà khập khiễng rời đi. 

Tháng thứ hai, người mẹ lại xách một bao gạo tới nhà ăn. Người phụ trách cân gạo lại mở túi gạo ra xem như thường lệ, lông mày nhíu lại, vừa nhìn qua là đã biết lại là gạo trộn. Ông nghĩ liệu có phải lần trước mình tỏ thái độ chưa rõ ràng, nghĩ vậy, ông nhấn mạnh từng chữ: "Bất kể là gạo gì, chúng tôi đều sẽ nhận. Nhưng loại gạo thì phải phân chia rõ ràng, không để lẫn với nhau được, nếu không cơm nấu sẽ không ngon. Lần sau còn thế này là tôi không nhận đâu nhé." 

Người mẹ nghe xong hốt hoảng cầu xin: "Thầy à, gạo nhà tôi chỉ toàn có thế này thôi, mong thầy thông cảm, tôi cũng không biết phải làm sao." 

Người phụ trách cân nghe xong dở khóc dở cười, hỏi ngược lại: "Nhà chị một mẫu đất có thể trồng ra được hàng trăm loại gạo nhỉ?" 

Bị nói trúng tim đen, người mẹ không dám nói gì, lặng lẽ rời đi. 

Tháng thứ ba, người mẹ lại tới, trên vai vẫn xách một bao gạo. Khuôn mặt vừa sợ hãi vừa gượng gạo mỉm cười với người phụ trách cân gạo. Người phụ trách cân gạo mở túi gạo ra, vẫn vậy, ông tức giận nói: "Tôi nói cô chứ cô cũng làm mẹ rồi mà sao cô cố chấp thế nhỉ? Sao vẫn là một đống gạo trộn vào với nhau như vậy? Cô đấy, hôm nay cô vác nó tới đây kiểu gì thì vác nó về kiểu đấy cho tôi." 

Người mẹ hoảng sợ, quỳ xuống xin lỗi, đôi mắt ướt nhòe nói: "Thầy ơi, tôi nói thật với thầy, gạo này là tôi đi xin được!" 

Người phụ trách cân gạo nghe xong rất kinh ngạc, nhất thời không nói nên lời. 

Phúc khí lớn nhất để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ lương thiện và thành tài: MẸ!

Người mẹ ngồi dưới đất, xắn quần lên để lộ đôi chân cứng đơ, sưng tấy, biến dạng, lau nước mắt nói: "Tôi bị thấp khớp nặng, đi lại khó khăn, không làm ruộng được nữa. Con trai tôi hiểu chuyện, muốn bỏ học để tôi đỡ vất vả, nhưng tôi không đồng ý…" 

Người mẹ nói, sợ con trai biết chuyện sẽ xấu hổ, bà giấu nhẹm chuyện này, cứ rạng sáng, bà đều đến ngôi làng cách đó hơn mười dặm để xin gạo, tối mịt mới quay về. Bà dồn gạo và gửi đến trường vào đầu tháng... Người phụ trách cân gạo nghe xong rơm rớm nước mắt, đỡ người mẹ lên rồi nói: "Chị là người mẹ tốt, tôi sẽ nói với hiệu trường để nhà trường quyên góp cho gia đình chị." 

Người mẹ nhanh chóng can ngăn: "Đừng đừng, nếu con trai biết mẹ nó đi xin gạo cho nó ăn học, lòng tự trọng của nó sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng tới chuyện học hành, như vậy không được. Lòng tốt của thầy tôi xin nhận, mong thầy giữ bí mật chuyện này giúp tôi." 

 

Hiệu trưởng sau cùng cũng biết chuyện, không nói không rằng, ông miễn phí tiền học và sinh hoạt phí cho cậu con trai trong suốt 3 năm học với lý do gia đình cậu là hộ nghèo. 

3 năm sau, cậu con trai thi đỗ Đại học Thanh Hoa (trường đại học hàng đầu Trung Quốc) với số điểm 627 điểm. Trong buổi chia tay học sinh tốt nghiệp, thầy hiệu trưởng đặc biệt mời con trai của người mẹ xin gạo lên bục giảng, cậu con trai thắc mắc: Học sinh thi đỗ với số điểm cao có rất nhiều, tại sao thầy lại chỉ mời mỗi mình mình lên sân khấu? Điều bất ngờ hơn nữa là trên sân khấu còn có 3 chiếc túi căng phồng xếp chồng lên nhau. 

Lúc này, người phụ trách cân gạo của trường bước ra sân khấu kể câu chuyện về một người mẹ đi xin gạo cho con trai đi học, khán giả lặng đi. Hiệu trưởng chỉ vào ba bao gạo trên sân khấu và nói: "Đây là ba bao gạo mà người mẹ trong câu chuyện đi xin được. Đây là thứ lương thực không thể mua được bằng tiền. Sau đây, tôi xin mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu." 

 

Cậu con trai nhìn xuống với vẻ hoài nghi, rồi cậu thấy người phụ trách cân gạo đang từng bước giúp mẹ mình tiến lên sân khấu. Cậu con trai vô cùng bàng hoàn, hai mẹ con nhìn nhau, ánh mắt mẹ ấm áp dịu dàng, trên trán lác đác vài sợi tóc bạc, người con chạy tới ôm chầm lấy mẹ, khóc lóc gọi lớn: "Mẹ, mẹ ơi......" Tất cả mọi người có mặt trong buổi lễ hôm đó đều bật khóc. 

Là người mẹ, phúc khí lớn nhất chính là nuôi dưỡng nên một người con lương thiện, thành tài và luôn biết biết ơn người khác. 

Có câu "Cho người cá không bằng chỉ người cách câu", "cách câu cá" ở đây chính là học hành cho nghiêm chỉnh, bởi lẽ học hành có thể thay đổi cuộc đời của cả một con người, tri thức quan trọng lắm, nó không phải con đường duy nhất, nhưng nó là con đường ngắn nhất nếu muốn thay đổi số phận.  

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 kiểu đồ len được gái Hàn lăng xê nhiều nhất vào mùa lạnh, học ngay Rosé, Park Min Young để sắm cho kịp

Đọc nhiều nhất