Tiền lương năm 2022 của người lao động có tăng không?
Tin liên quan
Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên lương tối thiểu vùng đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều khả năng, lương tối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2022 như sau:
Mức lương tối thiểu vùng 2022 là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh từ năm 2022
Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nam có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020 của Chính phủ.
Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
Trường hợp lao động nam bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức: Lương hưu = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, cách xác định tỉ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.
Cụ thể, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, từ 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng Bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mới được tính hưởng tỉ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng Bảo hiểm xã hội đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%.
Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Và muốn hưởng tỉ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).
Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Đơn đề nghị hưởng lương hưu; Đối chiếu quy định nêu trên, điều kiện hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố (giới tính, tuổi đời, thời gian đã đóng Bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động, thời điểm đề nghị giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, tỉ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có) …).
AM (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất