Phát hiện ung thư phổi sau một tháng ho, đau ngực

Phát hiện ung thư phổi sau một tháng ho, đau ngực

2022-03-17 16:58
- Tuy nhiên, các triệu chứng khó thở kèm đau tức ngực trái ngày một tăng dần, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp.

Trước vào viện một tháng, bệnh nhân xuất hiện khó thở, ho khan kèm theo đau tức ngực, đau nhiều cột sống cổ. Người bệnh đi khám tại bệnh viện tỉnh, được chọc hút dịch màng phổi kết hợp điều trị nội khoa.

Các triệu chứng khó thở kèm đau tức ngực trái tăng dần, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Tại đây, kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện khối u ở vùng đỉnh phổi trái kích thước 48 x 25 mm, tràn dịch màng phổi trái nhiều, tổn thương thứ phát phổi phải, gan...

Theo ThS.BS Lê Văn Long, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, trước vào viện một tháng, bà xuất hiện khó thở, ho khan kèm theo đau tức ngực, đau nhiều cột sống cổ. Các triệu chứng ngày một tăng dần. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện tỉnh, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện tràn dịch màng phổi, nên đã được chọc hút dịch màng phổi, điều trị nội khoa.

Tuy nhiên, các triệu chứng khó thở kèm đau tức ngực trái ngày một tăng dần, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp.

Trước đó, sức khỏe của bà bình thường, các xét nghiệm công thức máu, chức năng gan thận, điện giải đồ đều trong giới hạn bình thường, nội soi dạ dày, đại tràng chưa phát hiện bất thường. Chất chỉ điểm u như CEA, Cyfra 21-1 đều tăng.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực cho thấy có khối u ở vùng đỉnh phổi trái kích thước 48x25 mm, bờ không đều, ranh giới không rõ, ngấm thuốc mạnh sau tiêm. Đồng thời, tràn dịch màng phổi trái nhiều chỗ dày nhất 54mm, kèm theo nốt tổn thương thứ phát phổi phải.

Ngoài ra, bác sĩ còn phát hiện nốt đặc xương vị trí C 6-7 nghĩ đến tổn thương thứ phát và nhiều nốt tổn thương thứ phát tại gan.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi trái di căn phổi phải, di căn xương-gan, bệnh đã ở giai đoạn 4. Xét nghiệm đột biến gen EGFR thì phát hiện đột biến L858R trên exon 21, không phát hiện đột biến T790M, PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc điều trị đích afatinib 40mg/ngày, uống hàng ngày, kết hợp điều trị triệu chứng thuốc chống hủy xương, giảm đau, nâng cao thể trạng ….

Sau 3 tháng điều trị, về lâm sàng bệnh nhân toàn trạng ổn định, hết đau vùng cột sống cổ, hết ho, hết đau ngực, không khó thở, xuất hiện tác dụng phụ tiêu chảy mức độ nhẹ. Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, ổ bụng cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục duy trì afatinib 40mg/ngày.

Sau 5 tháng điều trị, bệnh nhân thỉnh thoảng xuất hiện ho húng hắng, không khó thở, không đau tức ngực, không đau cột sống cổ, tăng được 3kg.

Bệnh nhân được tiếp tục duy trì afatinib 40mg/ ngày, kết hợp thuốc chống hủy xương, nâng cao thể trạng… Các bác sĩ hy vọng bà sẽ tiếp tục có thời gian ổn định bệnh lâu dài.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Xuất hiện thông tin về lý do thực sự khiến Triệu Lệ Dĩnh ly hôn

Đọc nhiều nhất