Thủy triều đỏ là gì và có hại như thế nào?

Thủy triều đỏ là gì và có hại như thế nào?

2016-04-28 08:02
- Thủy triều đỏ từng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới gây nên hiện tượng cá, mực hay sinh vật biển chết hàng loạt.
Thủy triều đỏ là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng của những đợt bùng phát tảo biển nở hoa gây hại cho môi trường. Ban đầu, thủy triều đỏ dùng để chỉ sợ nở hoa của loài tảo có tên là Karenia Brevis, sau này thuật ngữ này được dùng cho sự nở hoa của nhiều loài tạo khác.
Hiện tượng này xảy ra khi tảo ở khu vực biển, cửa sông...tích tụ nhanh. Chúng khiến cho mặt nước đục hơn hoặc chuyển màu. Màu sắc có thể không phải là đỏ mà có màu hồng, tím, xanh hay các màu sắc khác. 
Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Karenia brevis, loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico, khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mắt. 
Thủy triều đỏ là gì và có hại như thế nào?

 

Theo Cơ quan quản lý Khí quyển Đại dương Quốc gia Mỹ, sự nở hoa của tảo độc hại hay HAB vượt mức kiểm soát sinh ra độc tố ảnh hưởng đến con người, cá, sò ốc, động vật có vú ở biển và các loại chim. 
Theo Wikipedia, cơ chế mà nhóm tảo đơn bào hai roi sinh ra các đợt thủy triều có chứa độc tố vẫn là một ẩn số. Nhưng có thể là cơ chế phòng thủ sinh ra do sự thay đổi của các dòng hải lưu do trạng thái quá tải, thay đổi nhiệt độ.
Trang Live Sience cho biết, có 3 loại tảo ở Mỹ kết hợp với thủy triều đỏ. Trong vùng vình Mexico, Karenia brevia phổ biến dọc theo bờ biển phía Tây Florida và bờ biển Texas. Xa hơn về phía Bắc, tảo Alexandrium fundyensecũng được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương, ở khu vực New England đến Canada, còn  Alexandrium catenella phổ biến ở Thái Bình Dương, từ Mexico đến Alaska và dọc theo bờ biển của Australia và Nhật Bản.
Trang này cũng cho biết, một số yếu tố khiến tảo nở hoa phát triển do độ mặn thấp, nhiệt độ bề mặt ấm hơn bình thường có thể góp phần hình thành thủy triều đỏ. Các loại tảo có liên quan đến thủy triều đỏ có chứa độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa của động vật. Thủy triều đỏ thường đi kèm với cái chết hàng loạt của cá, có thể là chim và các động vật ăn cá.
Nhiều vụ thủy triều đỏ đã xảy ra
Các sinh vật biển hay loài có vỏ có thể bị chết nếu ăn cá chứa chất độc và hấp thụ đủ lượng độc tố. Hồi năm 2013, thủy triều đỏ ở Florida (Mỹ) được cho là khiến cho lợn biển chết hàng loạt, còn hồi năm 2012 hiện tượng này được cho là khiến mực chết hàng loạt ở California.
Chuyên gia Kin Chung Ho (Đại học Mở Hồng Kong) cho hay, tại một số điểm, thủy triều đỏ xuất hiện là hoàn toàn tự nhiên theo chuyển động của dòng hải lưu nhất định. Nhưng hiện tượng này có thể do lượng dinh dưỡng trong nước tăng từ hoạt động nông nghiệp của con người.
Trên thế giới, không chỉ ở Mỹ mà một số khu vực cũng xuất hiện thủy triều đỏ. Cụ thể như, ở Hồng Kong từng xảy ra vụ thủy triều đỏ khiến hàng chục tấn cá chết 
Hồi năm 2013, cơ quan chức năng Texas (Mỹ) cho hay, thủy triều đỏ là nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn con cá chết ở Vịnh Mexico. Vào thời điểm đó, chính tảo Kerenia đã hình thành váng nước có màu đỏ và hồng nhạt nổi trên bề mặt nước. Chính loài tảo này khiến cho cá, thủy sản không có nguồn oxy để hô hấp dẫn đến chết hàng loạt. Vào thời điểm đó, cá chết trôi dạt cả vùng rộng ở đảo Galveston. 
Theo các nhà khoa học, có trên 300 loài vi tảo khiến dẫn đến sự nở hoa cũng như biến đổi màu nước bất thường. Trong số đó có khoảng 70-80 loài vi tảo gây nở hoa có thể sinh ra độc tố ảnh hưởng đến môi trường, hệ động vật, thực vật trong nguồn nước cũng như nghề nuôi trồng thủy sản. Thủy triều đỏ vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Hàn Phong (Dịch Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lật tẩy 3 con giáp có 'thiên tình sử' hoành tráng nhất

Đọc nhiều nhất