Trẻ chậm nói là có lý do, từ 0-3 tuổi cha mẹ tạo cho con môi trường ngôn ngữ lý tưởng để nhanh biết nói
Tin liên quan
Ngôn ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng theo con suốt cuộc đời. Do đó trong giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi, cha mẹ nên tạo cho con môi trường tốt nhất để bồi đắp vốn từ, nhanh biết nói.
0-3 tháng tuổi
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có sẵn một “khả năng ngôn ngữ” nhất định thông qua tiếng khóc. Trẻ đói, buồn ngủ, đau đều sẽ khóc, đó là cách duy nhất để bày tỏ nhu cầu của mình với cha mẹ.
Vào thời điểm này, khi chúng ta đang chăm sóc trẻ thì nên tiếp xúc với bé càng nhiều càng tốt để thiết lập mối quan hệ thân thiết.
4-6 tháng tuổi
Lúc này, khả năng nhận thức của bé đã được nâng cao, có khả năng phản ứng với những thay đổi trong giai điệu và nhịp điệu của cha mẹ, chẳng hạn như bé sẽ bị thu hút bởi âm thanh của một số đồ chơi, và sẽ thích thú với một số âm thanh lạ.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ nhận thấy lúc này bé có vẻ bập bẹ, thỉnh thoảng thốt ra một số âm tiết không rõ, thể hiện ý định, kêu gắt khi bé sợ hãi. Khi chăm sóc bé giai đoạn này, chúng ta có thể cố gắng nhập thêm ngôn ngữ, nói một số từ vựng tương đối đơn giản cho bé, tạo nền tảng cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ tiếp theo.
7-12 tháng tuổi
Lúc này, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé càng được nâng cao, và dần làm chủ được khả năng nhận biết nguồn âm thanh, khi chúng ta chơi với bé, bé sẽ có ý thức tìm kiếm nguồn âm thanh để xem âm thanh phát ra từ đâu. Bé có thể nói một số từ đơn như "Bố", "Mẹ" ","ăn"...
Về biểu hiện ngôn ngữ, âm thanh do bé phát ra sẽ phức tạp hơn, thậm chí có bé có thể bắt chước một số từ lặp đi lặp lại mà bé nghe được.
Khi chăm sóc bé, chúng ta nên tương tác với bé nhiều hơn, thể hiện một số động tác phát âm bằng các biểu cảm phóng đại, dạy bé luyện phát âm, khi tiếp xúc với bé nên khuyến khích bé một cách hợp lý để tăng thêm sự thú vị, kích thích ham muốn của bé để diễn đạt, giúp khả năng ngôn ngữ được phát triển tốt hơn.
1-2 tuổi
Ở giai đoạn này, khả năng lĩnh hội ngôn ngữ của bé đã được cải thiện rất nhiều, bé không chỉ có thể nhận biết một số đồ vật thông thường trong cuộc sống mà còn hiểu được một số chỉ dẫn đơn giản của bố mẹ, chẳng hạn như khi chúng ta nói “không”, bé có thể hiểu rằng đây là hành động từ chối.
Hơn nữa, bé ở thời điểm này rất thích thú với một số bản nhạc vui tươi, bài hát thiếu nhi,… Mỗi khi nghe thấy những âm thanh tương tự, tâm trạng của bé sẽ trở nên vui vẻ, không khỏi nhún nhảy theo.
Về biểu hiện ngôn ngữ, sau 1 tuổi, bé sẽ thường bắt chước một cách tự nhiên những âm thanh mà bé nghe được, vốn từ vựng của bé tăng lên đáng kể, quen với việc dùng từ mang câu, âm thanh để thay thế đồ vật.
Ở giai đoạn này, một mặt chúng ta có thể cho bé nghe thêm các bài hát thiếu nhi và kể một số câu chuyện đơn giản trong sách tranh để mở rộng khả năng nhận thức ngôn ngữ của trẻ, mặt khác khi giao tiếp với bé, chúng ta nên cố gắng sử dụng thói quen ngôn ngữ đúng.
2-3 tuổi
Lúc này khả năng ngôn ngữ của bé đã bước vào giai đoạn bùng nổ, bé không chỉ thể hiện được nhu cầu của mình bằng một số câu ngắn mà vốn từ vựng của bé cũng tăng lên rất nhiều, vốn từ vựng có thể tăng nhanh từ 300 lên 800-1000 trong một năm.
Lúc này, khi chúng ta nói một số câu dài với bé, bé có thể hiểu đại khái nghĩa, và trả lời sau khi suy nghĩ, đồng thời thành thạo các kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất.
Khi chăm sóc bé 2-3 tuổi, chúng ta nên chú ý tạo một môi trường giàu khả năng kích thích ngôn ngữ, để bé có thể giao tiếp thường xuyên, khơi dậy mong muốn diễn đạt của bé, từ đó tăng vốn từ vựng và dạy em bé học cách mô tả một số sự kiện cơ bản và cố gắng sử dụng một số bổ ngữ.
Moon/Theo 163
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất