Cho con uống quá nhiều thuốc bổ cũng dễ khiến con bị ốm
Tin liên quan
Vì sao cho trẻ uống thuốc bổ nhiều lại dễ ốm?
Mùa hè năm nay thời tiết khác hẳn so với mọi năm. Cuối tháng 5 rồi nhưng trời vẫn se se lạnh, mưa nhiều ngày khiến cho độ ẩm tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị ốm do thay đổi thời tiết. Các bà mẹ lo lắng nên bổ sung thuốc bổ cho con để mong con tăng đề kháng, bớt ốm. Tuy nhiên mẹ không biết rằng việc bổ sung quá mức cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, từ đó trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Trong nhiều trường hợp, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, selen và các vitamin rất tốt cho bé. Tuy nhiên nếu bé đã đủ dinh dưỡng mà bố mẹ vẫn cung cấp thừa cho bé các nguyên tố vi lượng thì không những không đạt được hiệu quả như mong đợi mà còn là nguyên nhân làm cho quá trình chuyển hóa các nguyên tố vi lượng trong cơ thể trẻ bị mất cân bằng, thậm chí gây tổn hại đến khả năng miễn dịch của trẻ.
Khả năng miễn dịch suy yếu thì nguy cơ trẻ bị vi rút, vi khuẩn tấn công nhiều hơn và dễ ốm hơn. Vì vậy, việc bổ sung các nguyên tố vi lượng không phải càng nhiều càng tốt, ngày nay trẻ ăn uống dinh dưỡng toàn diện hơn, các nguyên tố vi lượng cũng không quá thiếu, chỉ cần chúng ta chú ý hơn đến sự phù hợp dinh dưỡng của khẩu phần ăn thì các nguyên tố vi lượng trong thực phẩm là hoàn toàn đủ.
Ngoài uống thuốc, cách cha mẹ có thể làm để tăng đề kháng cho trẻ
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ cung cấp gần như tất cả các chất đạm, đường và chất béo mà con bạn cần để được khỏe mạnh, đồng thời nó cũng chứa nhiều chất có lợi cho hệ miễn dịch của bé, bao gồm kháng thể, enzym và tế bào bạch cầu. Những chất này bảo vệ em bé của bạn khỏi các bệnh tật và nhiễm trùng khác nhau.
Và những “sự bảo vệ” này của sữa mẹ thậm chí có thể tồn tại lâu dài sau khi cai sữa, trong khi sữa công thức thì không.
Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi được bú sữa mẹ trong ít nhất bốn tháng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới (như hen suyễn, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi) thấp hơn nhiều so với trẻ bú sữa công thức.
Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ có sức đề kháng cao hơn trẻ bú sữa công thức và ít bị ốm hơn, đặc biệt là viêm tai, nôn trớ, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một số loại viêm màng não tủy.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo: Cho con bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất, chỉ cần mẹ và con có nguyện vọng thì có thể tiếp tục cho con bú sau 6 tháng.
Tiêm chủng
Tiêm chủng là một quá trình cơ thể trẻ chủ động đạt được chức năng miễn dịch, có thể trực tiếp cung cấp cho cơ thể trẻ những kháng thể đặc hiệu, hoặc gián tiếp kích thích cơ thể sản sinh ra những kháng thể đặc hiệu cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm tương ứng.
Cho trẻ tập thể dục
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục làm tăng số lượng tế bào miễn dịch ở người lớn, đồng thời hoạt động thường xuyên cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ em.
Rửa tay thường xuyên
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, hãy chú ý vệ sinh và rửa tay thường xuyên. Số liệu cho thấy rửa tay bằng nước và xà phòng có thể giúp giảm 30-47% tỷ lệ mắc bệnh đường ruột và gần 23% tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là sau khi vệ sinh cho trẻ, trước bữa ăn, trước khi cho trẻ ăn và nấu ăn.
Việc nâng cao khả năng miễn dịch không xảy ra trong một sớm một chiều, giúp bé hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ, bé không những ít ốm vặt mà hệ miễn dịch khỏe còn bảo vệ bé suốt đời.
Nana/Theo 163
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất