Bé trai 10 tuổi đi cấp cứu, để lại mảnh giấy trên bàn khiến người mẹ vỡ òa trong nước mắt

Bé trai 10 tuổi đi cấp cứu, để lại mảnh giấy trên bàn khiến người mẹ vỡ òa trong nước mắt

Bích Chi 2022-04-23 11:30
- Áp lực học tập khiến nhiều đứa trẻ qua đời vì kiệt sức. Đến lúc phụ huynh nhân ra thì đã quá muộn.

Ngày nay, trước áp lực xã hội lớn, bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình thông minh, học giỏi, thành công trong sự nghiệp. Họ rất quan tâm, chú trọng đến chuyện học hành của con cái. Vì vậy, sau giờ học chính ở trường, nhiều phụ huynh ép con phải đi học thêm ở các lò luyện thi. Vì vậy, các em học sinh có rất ít thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. 

Cô Li là mẹ của một học sinh lớp 4. Tuy con còn nhỏ nhưng cô đã ép con theo học chương trình học rất nặng. Cô Li cho biết những phụ huynh ở chung cư xung quanh cô cũng ép con học như thế, cô không muốn con mình bị tụt hậu. Sau giờ học chính, con trai cô Li tiếp tục đi học thêm, đi luyện thi đến mức chẳng có thời gian nghỉ ngơi. 

Bé trai 10 tuổi đi cấp cứu, để lại mảnh giấy trên bàn khiến người mẹ bỡ òa trong nước mắt

Cũng vì lịch học, lịch ôn luyện dày đặc nên con trai  cô Li đạt được thành tích học tập xuất sắc. Tuy nhiên, cô không biết rằng con trai cô đang dần kiệt sức vì áp lực học hành. Hôm đó, khi đang làm bài tập về nhà, con trai cô Li đột nhiên hôn mê. Cô Li quá hoảng sợ nên đã đưa con trai đi cấp cứu. Các bác sĩ cho biết câu bé 10 tuổi không qua khỏi vì sức khỏe suy kiệt.  

Tuyệt vọng, cô Li trở về nhà. Cô đi như xác chết vô hồn. Trở về nhà, cô Li vỡ òa trong nước mắt khi đọc được mảnh giấy trên bàn: "Bố mẹ đi học phụ huynh xong, xin đừng đánh con."

Bé trai 10 tuổi đi cấp cứu, để lại mảnh giấy trên bàn khiến người mẹ bỡ òa trong nước mắt

Có thể thấy rằng, áp lực học tập ở phụ huynh khiến 80% trẻ thiếu ngủ trầm trọng, 40% trẻ tiểu học bị cận thị. Sự kỳ vọng quá lớn từ phụ huynh hóa ra lại làm hại đến con cái. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Cũng chính vì khối lượng bài tập quá lớn nên trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ bị hạn chế rất nhiều.

Tại sao cha mẹ ngày nay lại tạo áp lực lớn đến con cái như vậy?

Lo lắng cho tương lai của con

Thực tế, nhiều bậc cha mẹ tạo áp lực học hành cho con cái, một phần lớn nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân họ. Cả đời họ sống tầm thường, thậm chí vất vả nên họ mong muốn con cái mình có được một tương lai tươi sáng hơn. Họ hiểu rằng chỉ có thể bằng con đường học tập mới có thể giúp con người ta thành công. Vì vậy, họ ép con của mình học tập, luyện thi thật nhiều để đạt kết quả cao trong các kỳ thi. 

Bé trai 10 tuổi đi cấp cứu, để lại mảnh giấy trên bàn khiến người mẹ vỡ òa trong nước mắt

Chịu ảnh hưởng từ các vị phụ huynh khác

Lý do khiến một số bậc cha mẹ lo lắng cho con mình là họ chịu ảnh hưởng từ những bậc phụ huynh khác. Tất cả đều muốn con mình ngoan ngoãn, giỏi giang và điều quan trọng là có thành tích học tập tốt hơn "con nhà hàng xóm".

Trên thực tế, là bậc phụ huynh, chúng ta nên suy nghĩ dưới góc độ của trẻ em để biết trẻ thực sự muốn gì. Chúng ta ép con cái học hành với ý tốt nhưng đôi khi áp lực từ cha mẹ lại khiến trẻ em mệt mỏi, sup sụp.  Chúng ta nên cho trẻ nhiều không gian để trẻ làm những gì trẻ muốn thì trẻ sẽ có thể phát huy sở trường, tài năng và đam mê của bản thân.

Bích Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Địch Lệ Nhiệt Ba - Dương Dương tái xuất với bộ phim lãng mạn khiến fan phấn khích

Đọc nhiều nhất