3 hành vi này cho thấy trẻ là 'hạt giống tốt', cha mẹ ươm mầm đúng cách sớm muộn gì cũng 'nở mày nở mặt' với xóm làng
Tin liên quan
Khi quan sát kỹ con cái, cha mẹ hãy chú ý tới một số chi tiết, mặc dù trông có vẻ trẻ nghịch ngợm, khác thường nhưng lại là dấu hiệu chứng tỏ chúng khỏe mạnh, não bộ phát triển tốt .
3 hành vi chứng tỏ trẻ vừa khỏe mạnh vừa thông minh
1. Nói quá nhiều
Có lẽ những đứa trẻ nói nhiều sẽ gây phiền phức cho cả phụ huynh và giáo viên. Ở trên lớp, trẻ luôn nói chuyện với bạn bè trong giờ học, điều này ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ở nhà, trẻ hỏi cha mẹ rất nhiều thứ, miệng không bao giờ nghỉ ngơi, lúc nào cũng líu lo nói đủ thứ trên đời.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, trên thực tế, những đứa trẻ nói nhiều có nghĩa chúng là người lạc quan, hướng ngoại, có khả năng ngôn ngữ tốt nhưng vẫn chưa kiểm soát được bản thân. Vì vậy, cả ngày chúng như con chim chích chòe, hót không ngừng nghỉ.
2. Quá say mê, tập trung
Khi trẻ quá mải mê quan sát thứ gì đó hoặc chơi với món đồ chơi mình thích, chúng thường chẳng nghe thấy cha mẹ đang gọi. Lúc này, cha mẹ đừng vội mất bình tĩnh. Trẻ không cố tình phớt lờ mà chỉ là đang quá tập trung vào thứ mình quan tâm. Trẻ đang chìm đắm vào thế giới riêng của mình.
Nếu trẻ có thể tập trung làm một việc gì đó thì đây là một khả năng quý giá, cha mẹ hãy bảo vệ khả năng này của con mình.
Ảnh minh họa.
3. Có can đảm thừa nhận sai lầm
Là trẻ con, chúng không tránh được những lần mắc lỗi khiến cha mẹ tức giận. Những lúc như vậy, cha mẹ cần bình tĩnh trước, bao dung và thấu hiểu hơn. Đây là cơ hội để cha mẹ giáo dục con mình cần phải dũng cảm nhận sai và chịu trách nhiệm cho hành động mình gây ra.
Có một số đứa trẻ khi làm sai thường chủ động nhận lỗi với cha mẹ, dám chịu hậu quả do mình gây ra. Điều này cho thấy trẻ là người sống có trách nhiệm, IQ và EQ đều rất cao.
Cha mẹ nên "ươm mầm hạt giống tốt" như thế nào?
Một hạt giống dù tốt như thế nào đi chăng nữa đều cần được gieo trồng đúng với môi trường sinh trưởng của chúng. Ví dụ, hạt giống cây thủy sinh không thể phát triển tốt trên cạn dù có tưới phân bón xịn. Ngoài việc hiểu được điều này, cha mẹ cần áp dụng những điều sau trong quá trình giáo dục con mình.
- Không bao che cho các hành vi sai trái của con
Khi con cái làm sai, cha mẹ không nên bao che, phải chỉ thẳng lỗi lầm của con, đưa ra những phương pháp sửa sai hợp lý và khuyến khích con tự nhận lỗi.
Ảnh minh họa.
- Quan tâm đến sở thích của trẻ
Đối với những sở thích của con cái, nếu được cha mẹ hỗ trợ nó sẽ phát triển thành tài năng. Cha mẹ nên quan tâm con mình thích gì, có thú vui nào, bản thân có thể hỗ trợ được gì. Ví dụ, nếu trẻ có hứng thú với hội họa, cuối tuần cha mẹ có thể đưa con tới lớp học vẽ. Dù là sở thích nào đi chăng nữa, có kỳ lạ ra sao, cha mẹ cũng không nên mắng nhiếc bắt con phải từ bỏ nó.
Trong xã hội ngày nay, việc có một kỹ năng đặc biệt rất quan trọng, đôi khi còn mang tính quyết định hơn cả một tấm bằng. Vì thế, cha mẹ cần phát triển sở thích cho con mình ngay từ khi còn bé.
- Thay đổi giọng điệu, cách nói
Khi muốn con cái thay đổi hoặc làm theo yêu cầu của mình, cha mẹ nên thay đổi giọng điệu của bản thân, tránh việc ra lệnh hay ép buộc. Cha mẹ có thể sử dụng các mẫu câu như "mẹ hy vọng con...", "mẹ có thể...", mẹ nghĩ là...". Giọng điệu mang tính chất thương lượng, khuyên nhủ sẽ mang lại hiệu quả hơn việc ra lệnh.
Theo Nhịp Sống Việt
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất