1001 điều cha mẹ cần biết về khả năng miễn dịch của trẻ với COVID-19
Tin liên quan
Hệ miễn dịch của trẻ mạnh hơn và được trang bị tốt để đáp ứng với các loại vi-rút mới, bao gồm cả COVID-19. Đây là lý do tại sao những người dưới 18 tuổi ít phải nhập viện hơn. Nhưng các biến thể đột biến như Delta và Omicron là mối đe dọa lớn đối với trẻ vì chúng có tốc độ lây nhanh và nghiêm trọng. Bằng cách liên tục đột biến, các biến thể của COVID-19 đã có thể trốn được hệ miễn dịch.
COVID-19 nguy hiểm thế nào đối với trẻ em?
Mặc dù hầu hết trẻ em bị nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có nguy cơ bị các biến chứng sau nhiễm trùng. Trẻ có thể bị một tình trạng được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Nếu sau khi trẻ khỏi bệnh, cha mẹ thấy con ăn ngủ nghỉ chơi bình thường thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ có biểu hiện sốt, có thể kèm theo phát ban, tiêu chảy, mệt mỏi thì nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được kiểm tra kỹ càng và điều trị tốt hơn.
Ai có nguy cơ cao hơn?
Trẻ em béo phì, mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc đang mắc bệnh khác có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn.
Cách bảo vệ trẻ em khỏi COVID-19
Bây giờ, Nhà nước đã phê duyệt và tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Tốt nhất cha mẹ hãy cho bé tiêm vắc-xin để đảm bảo an toàn.
Cách bảo vệ trẻ em dưới 15 tuổi
Trẻ em dưới 15 tuổi cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang và tránh đến những nơi đông người. Mặc dù hệ miễn dịch của trẻ em mạnh hơn người lớn nhưng trẻ cũng có nguy cơ mắc COVID-19 ngang người lớn. Vì vậy, cha mẹ hãy thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bé.
Ngọc Huyền – Theo timesofindia
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất