Vụ bé 4 tuổi bị bạo hành dã man: "Không phải cho tiền rồi bỏ đó"
2014-09-16 09:37
- (Em đẹp) - "Phải có chuyên gia tâm lý hỗ trợ, giúp bé Ngân đi học và có kế hoạch dài hơn để em phục hồi chứ không phải cho em tiền rồi bỏ ở đó".
Tin liên quan
>>> Bé 4 tuổi bị bố mẹ đánh dã man: Click đọc chi tiết
>>> Từ vụ Hào Anh: Mẹ ơi, mẹ ở đâu?
Những vết bầm tím trên gương mặt bé Đỗ Thị Kim Ngân, trú tại khu phố Nội Hóa 2, phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương do bị bố mẹ "dạy dỗ" bằng đòn roi làm bé bị chấn thương sọ não khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Từ những vết bầm tím ấy mọi người nhớ tới câu chuyện của bé Đỗ Doãn Lộc (8 tuổi, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bị bố đẻ và người tình đánh chết hay Nguyễn Hoàng Anh (thường gọi là Hào Anh) ở Cà Mau, bị vợ chồng nhà chủ trại nuôi tôm ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau đánh đập một cách tàn nhẫn, hành hạ như thời Trung Cổ và rất nhiều những bé khác cũng bị bạo hành, bị xâm hại tình dục…gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo hành với con trẻ.
"Gốc rễ" của những bạo hành gia đình ấy xuất phát từ đâu? Phóng viên Emdep.vn đã có buổi trao đổi với Thac sĩ, Bác sĩ (Ths.Bs) Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) để đi tìm “gốc rễ” ấy. Trong cuộc trao đổi này, ông An nhấn mạnh đến những liệu pháp tâm lý cho cháu Ngân chứ không phải chỉ có cho tiền hay nhận tiền từ cộng đồng.
Vết sẹo tâm hồn còn đeo bám mãi
- Đứng trước bé Ngân mới 4 tuổi nhưng đã bị bố mẹ “day dỗ” đến chấn thương sọ não, là một chuyên gia về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông có suy nghĩ gì?
Ông Nguyễn Trọng An cho rằng, có thể do bố mẹ trình độ văn hóa thấp nên nghĩ rằng đánh con thì con sẽ dần hiểu biết, dần ngoan hơn.
- Từ sự việc xảy ra với bé Ngân, theo ông, điều đáng suy nghĩ nhất ở đây là gì?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Theo tôi, đáng chê trách ở đây là chính quyền địa phương. Thêm vào đó là lỗ hổng trong mạng lưới bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cộng đồng và những quy định chưa đầy đủ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Trường hợp bé Ngân cũng như nhiều trường hợp khác trẻ em bị bạo hành, các phương tiện thông tin đại chúng mới chỉ đưa được phần nổi còn "tảng băng chìm" thì chưa phanh phui được hết.
- Dân gian ta có câu “hổ dữ không ăn thịt con”. Nhưng ở đây “hổ dữ” vẫn đánh đập con mình tàn bạo. Vậy theo ông, còn có nguyên nhân nào khác từ chính đôi vợ chồng này?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Đây là vấn đề đáng suy nghĩ trong xã hội hiện nay, những sức ép xã hội như kinh tế, các chất gây nghiện, di cư… làm lệch lạc đạo đức con người. Ban đầu chỉ là những sang chấn về tâm lý, nhưng những sang chấn ấy diễn ra thường xuyên trở thành rối nhiễu tâm trí và sẽ bùng phát nếu gặp môi trường thuận lợi.
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Đó là do môi trường tạo cơ hội cho "cái ác" bùng phát. Ví dụ như trường hợp của em Hào Anh. Nếu Hào Anh sinh trưởng trong môi trường được giáo dục tốt thì những ám ảnh về đòn roi sẽ không có điều kiện bùng phát.
- Nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót khi bé Ngân tỉnh dậy, miệng vẫn liên tục la hét: “Cha mẹ đừng đánh con, đừng liệng con đi, đừng chích điện con...”, theo ông thì những tổn thương mà bé Ngân phải chịu khi nào mới có thể khỏa lấp?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Những tổn thương ấy không chỉ trên cơ thể mà tổn thương cả tâm lý. Những vết sẹo trên cơ thể của bé Ngân hay Hào Anh có thể chữa trị khỏi hoặc thẩm mĩ để đẹp hơn. Nhưng vết sẹo trong tâm hồn sẽ kéo dài, đeo đẳng các em suốt cuộc đời. Đặc biệt, bé Ngân bị bố mẹ hành hạ tàn bạo khi mới 4 tuổi có thể sẽ gây rối nhiễu về tâm thần về lâu dài.
Không phải cho tiền rồi để cháu Ngân bơ vơ
- Hiện nay, có nhiều người đến cho bé Ngân tiền để giúp bé sớm vượt qua hoàn cảnh thương tâm, ông nghĩ điều này có nên?
Một đứa bé 4 tuổi tại sao lại kêu gào như thế? Điều ấy chứng tỏ, bé Ngân đã bị đánh đập nhiều lần chứ không phải một lần. Phải có chuyên gia tâm lý hỗ trợ, giúp bé Ngân đi học và có kế hoạch dài hơn để em phục hồi, chứ không phải cho em tiền rồi bỏ em ở đó. Sau này em cũng rất dễ có hành vi bạo lực với người khác nếu không có định hướng rõ ràng cho em.
- Theo ông, có cách nào giải thoát gia đình đó ra khỏi vòng luẩn quẩn kinh tế cũng như tâm lý?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Cội rễ của mọi vấn đề bạo hành trẻ em, trẻ em lang thang, chết đuối… đó là sự nghèo đói nên không có điều kiện chăm sóc con. Muốn giải quyết được cội rễ thì phải giải quyết được tổng thể. Các cơ quan, đoàn thể phải hướng nghiệp cho các ông bố, bà mẹ làm thế nào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình để không bị áp lực về kinh tế dẫn đến nảy mầm những chuyện hung bạo.
- Bố mẹ bé Ngân có thể đối diện với mức án tù. Vậy trong thời gian đó, theo ông, ai sẽ là người nuôi bé Ngân?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Theo tôi, phương thức tốt nhất hiện nay cho bé là sẽ được gia đình người thân cùng huyết thống nhận về chăm sóc.
>>> Từ vụ Hào Anh: Mẹ ơi, mẹ ở đâu?
Những vết bầm tím trên gương mặt bé Đỗ Thị Kim Ngân, trú tại khu phố Nội Hóa 2, phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương do bị bố mẹ "dạy dỗ" bằng đòn roi làm bé bị chấn thương sọ não khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Từ những vết bầm tím ấy mọi người nhớ tới câu chuyện của bé Đỗ Doãn Lộc (8 tuổi, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bị bố đẻ và người tình đánh chết hay Nguyễn Hoàng Anh (thường gọi là Hào Anh) ở Cà Mau, bị vợ chồng nhà chủ trại nuôi tôm ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau đánh đập một cách tàn nhẫn, hành hạ như thời Trung Cổ và rất nhiều những bé khác cũng bị bạo hành, bị xâm hại tình dục…gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo hành với con trẻ.
"Gốc rễ" của những bạo hành gia đình ấy xuất phát từ đâu? Phóng viên Emdep.vn đã có buổi trao đổi với Thac sĩ, Bác sĩ (Ths.Bs) Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) để đi tìm “gốc rễ” ấy. Trong cuộc trao đổi này, ông An nhấn mạnh đến những liệu pháp tâm lý cho cháu Ngân chứ không phải chỉ có cho tiền hay nhận tiền từ cộng đồng.
Vết sẹo tâm hồn còn đeo bám mãi
- Đứng trước bé Ngân mới 4 tuổi nhưng đã bị bố mẹ “day dỗ” đến chấn thương sọ não, là một chuyên gia về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ông có suy nghĩ gì?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Bé Ngân bị bố mẹ là anh Đỗ Trọng Minh (27 tuổi, quê Biên Hòa, Đồng Nai, làm bảo vệ nhưng đang nghỉ chờ xin việc) và chị Nguyễn Thị Thùy Trang (26 tuổi, quê huyện Mang Thít, Vĩnh Long, là công nhân may) bạo hành tới chấn thương sọ não, thể hiện sự tàn bạo với em bé mà nhận thức còn non nớt, còn đang tuổi ngây thơ.
Câu chuyện này có thể sánh ngang với câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Hảo (SN 2005, huyện Phước Long, Bình Phước) từng bị cha mẹ ruột “răn đe” bằng cách bạo hành cắt đứt gân chân, gân tay.Ông Nguyễn Trọng An cho rằng, có thể do bố mẹ trình độ văn hóa thấp nên nghĩ rằng đánh con thì con sẽ dần hiểu biết, dần ngoan hơn.
- Từ sự việc xảy ra với bé Ngân, theo ông, điều đáng suy nghĩ nhất ở đây là gì?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Theo tôi, đáng chê trách ở đây là chính quyền địa phương. Thêm vào đó là lỗ hổng trong mạng lưới bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cộng đồng và những quy định chưa đầy đủ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Trường hợp bé Ngân cũng như nhiều trường hợp khác trẻ em bị bạo hành, các phương tiện thông tin đại chúng mới chỉ đưa được phần nổi còn "tảng băng chìm" thì chưa phanh phui được hết.
- Dân gian ta có câu “hổ dữ không ăn thịt con”. Nhưng ở đây “hổ dữ” vẫn đánh đập con mình tàn bạo. Vậy theo ông, còn có nguyên nhân nào khác từ chính đôi vợ chồng này?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Đây là vấn đề đáng suy nghĩ trong xã hội hiện nay, những sức ép xã hội như kinh tế, các chất gây nghiện, di cư… làm lệch lạc đạo đức con người. Ban đầu chỉ là những sang chấn về tâm lý, nhưng những sang chấn ấy diễn ra thường xuyên trở thành rối nhiễu tâm trí và sẽ bùng phát nếu gặp môi trường thuận lợi.
Từ trước tới nay, nhiều người vẫn nghĩ "yêu cho roi cho vọt" và mức độ "dạy con" cứ tăng dần lên, đó cũng là một phần của sự thiếu hiểu biết. Có thể do bố mẹ trình độ văn hóa thấp nên nghĩ rằng đánh con thì con sẽ dần hiểu biết, dần ngoan hơn. Đa số các vụ bạo hành, bạo lực, hiếp dâm là ở những tỉnh, những vùng mà "tứ chiếng giang hồ" cùng tới sống. Nhưng yêu thương, chỉ bảo từ từ mới là điều cần thiết để bồi đắp tâm hồn con trẻ. Để giải quyết nguyên nhân đó cần sự tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, dòng tộc.
- Việc dạy dỗ con cái bằng đòn roi liệu có phải là một môi trườn "dung dưỡng" cho cái ác?Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Đó là do môi trường tạo cơ hội cho "cái ác" bùng phát. Ví dụ như trường hợp của em Hào Anh. Nếu Hào Anh sinh trưởng trong môi trường được giáo dục tốt thì những ám ảnh về đòn roi sẽ không có điều kiện bùng phát.
- Nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót khi bé Ngân tỉnh dậy, miệng vẫn liên tục la hét: “Cha mẹ đừng đánh con, đừng liệng con đi, đừng chích điện con...”, theo ông thì những tổn thương mà bé Ngân phải chịu khi nào mới có thể khỏa lấp?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Những tổn thương ấy không chỉ trên cơ thể mà tổn thương cả tâm lý. Những vết sẹo trên cơ thể của bé Ngân hay Hào Anh có thể chữa trị khỏi hoặc thẩm mĩ để đẹp hơn. Nhưng vết sẹo trong tâm hồn sẽ kéo dài, đeo đẳng các em suốt cuộc đời. Đặc biệt, bé Ngân bị bố mẹ hành hạ tàn bạo khi mới 4 tuổi có thể sẽ gây rối nhiễu về tâm thần về lâu dài.
Không phải cho tiền rồi để cháu Ngân bơ vơ
- Hiện nay, có nhiều người đến cho bé Ngân tiền để giúp bé sớm vượt qua hoàn cảnh thương tâm, ông nghĩ điều này có nên?
Một đứa bé 4 tuổi tại sao lại kêu gào như thế? Điều ấy chứng tỏ, bé Ngân đã bị đánh đập nhiều lần chứ không phải một lần. Phải có chuyên gia tâm lý hỗ trợ, giúp bé Ngân đi học và có kế hoạch dài hơn để em phục hồi, chứ không phải cho em tiền rồi bỏ em ở đó. Sau này em cũng rất dễ có hành vi bạo lực với người khác nếu không có định hướng rõ ràng cho em.
- Theo ông, có cách nào giải thoát gia đình đó ra khỏi vòng luẩn quẩn kinh tế cũng như tâm lý?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Cội rễ của mọi vấn đề bạo hành trẻ em, trẻ em lang thang, chết đuối… đó là sự nghèo đói nên không có điều kiện chăm sóc con. Muốn giải quyết được cội rễ thì phải giải quyết được tổng thể. Các cơ quan, đoàn thể phải hướng nghiệp cho các ông bố, bà mẹ làm thế nào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình để không bị áp lực về kinh tế dẫn đến nảy mầm những chuyện hung bạo.
- Bố mẹ bé Ngân có thể đối diện với mức án tù. Vậy trong thời gian đó, theo ông, ai sẽ là người nuôi bé Ngân?
Ths. Bs Nguyễn Trọng An: Theo tôi, phương thức tốt nhất hiện nay cho bé là sẽ được gia đình người thân cùng huyết thống nhận về chăm sóc.
Nếu không tìm được người nuôi thay thế thì có thể đưa cháu vào các Trung tâm Bảo trợ Xã hội. Nếu hai hình thức trên không được, chúng ta cần cố gắng vận động tìm cha mẹ nhận nuôi bé với điều kiện bố mẹ đẻ của Ngân đồng ý cho con nuôi và phải tuân thủ luật con nuôi.
Giả dụ bé được một gia đình ngoài huyết thống nhận nuôi, sẽ có khả năng sau khi hết hạn tù, mẹ ruột của bé sẽ xin nhận lại con mình.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Thủy Nguyên
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Rùng mình với những 'thị trấn ma' không phải ai cũng dám đặt chân tới