Trẻ vừa sốt đã muốn tiêm, truyền dịch: Bố mẹ "điếc không sợ súng"

Trẻ vừa sốt đã muốn tiêm, truyền dịch: Bố mẹ "điếc không sợ súng"

Thủy Nguyên 2014-09-03 09:22
- (Em đẹp) - "Khi trẻ sốt, không tìm ra bệnh mà vẫn tiêm, truyền là phạm sai lầm. Bởi lẽ, nguyên tắc khi bệnh nhân sốt thì việc tiêm, truyền là không nên", PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cảnh báo.
Thời gian qua rất nhiều vụ việc xảy ra có liên quan đến việc tiêm cho trẻ khi bị ốm và dẫn đến tử vong. Mới đây nhất tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh xảy ra sự cố y khoa đáng tiếc. Hồi 16h30, ngày 17/8, gia đình cháu Minh Vương (2 tuổi, ở xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đưa đến bé Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh để thăm khám. Qua chụp phim, siêu âm, xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận cháu Vương bị viêm họng, đầy hơi. Sau đó, khoa Tai - Mũi - Họng của Bệnh viện này đã test lấy ven của bé rồi tiêm. Vì không lấy được ven ở tay nên y tá tên Liên lấy ven để tiêm ở trán. Sau khi tiêm, bé Vương tím tái, thở dồn dập và tử vong lúc 20h cùng ngày. Cái chết thương tâm của trẻ em có thể do sốc phản vệ sau tiêm thuốc kháng sinh đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh để mỗi y, bác sĩ nhìn lại những “quy luật” vốn có của ngành y.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Emdep.vn, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, nhiều người vẫn nghĩ, thuốc tốt nhất có thể chữa được các loại bệnh từ nhẹ tới nặng. Nhưng đây là quan điểm sai lầm từ những người dân bình thường cho tới người thầy thuốc thiếu kinh nghiệm. Bởi lẽ, ngành y có quy luật, bệnh nào thuốc đó.

Lựa chọn tiêm, truyền dịch ngay khi trẻ sốt là sai lầm

Dẫn giải về quy luật đó, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói thêm: “Về nguyên tắc điều trị bao giờ cũng sử dụng các biện pháp từ đơn giản tới phức tạp. Khi trẻ bị sốt nên sử dụng các biện pháp đơn giản, ít tai biến. Và uống thuốc là con đường tự nhiên nhất. Khi “con đường tự nhiên” đó không cắt được cơn sốt thì mới dùng tới con đường tiêm. Tiêm bao giờ cũng là lựa chọn cuối cùng như tiêm bắp, tiêm dưới mạch…”.

Như vậy, tiêm kháng sinh chỉ dùng cho các trường hợp bệnh nặng, bệnh mà các thuốc uống, thuốc bôi ngoài không dùng được. Chính vì thế, theo ý kiến của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, điều đầu tiên quan trọng là đừng lạm dụng việc tiêm kháng sinh khi trẻ bị sốt. Trường hợp nào thực sự cần tiêm, cần truyền thì làm, nếu không chúng ta nên hạn chế.


Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh, nhiều phụ huynh vẫn còn mang quan niệm khi trẻ mệt, sốt là truyền dịch


Một việc làm sai lầm rất cơ bản hiện nay được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng đó là nhiều người vẫn quan niệm: Khi trẻ yếu, mệt, sốt là truyền dịch. Nhưng: “Sốt, mệt không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Chính vì thế, trước khi quyết định việc tiêm, truyền cho bệnh nhân, bác sĩ phải trả lời được câu hỏi: mệt, sốt là do bệnh gì và bệnh ấy có phải truyền dịch hay không? Phần nhiều hiện nay, các y, bác sĩ bỏ qua bước này. Như thế là chúng ta đang phạm sai lầm và rất nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Ví dụ thực tế được PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng đưa ra là trường hợp trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim. Đây là hai trường hợp phải hạn chế truyền dịch. Bởi lẽ, khi đó tim không chịu được dịch truyền nhưng người thầy thuốc vẫn cho truyền dịch có thể sẽ gây ra các tai biến.

Tâm lý “điếc không sợ súng” ở nhiều phụ huynh

Hơn nữa, theo phân tích của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, trên hực tế hiện nay, người truyền dịch mang tâm lý “điếc không sợ súng”. Điều này một phần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và “học mót” nhau.

“Nhiều người nhà bệnh nhân cũng như bệnh nhân, thậm chí cả y, bác sĩ không hiểu hết được tai biến của vấn đề truyền dịch. Chính vì vậy, họ luôn nhìn vào và giữ suy nghĩ: “Nhiều phụ huynh con sốt mà vẫn truyền dịch nhưng cũng không sao”. Đúng là tai biến trong trường hợp này xảy ra với tỉ lệ thấp. Nhưng khi tai biến xảy ra thì hậu quả để lại là rất trầm trọng và nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ thêm.

 Dựa trên thực tế nhiều năm trong nghề, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói: "Không phải những người ít kiến thức mới "mắc lỗi". Những sai lầm trong việc trẻ bị sốt là do tiêm kháng sinh, truyền dịch, nếu thống kê, tỷ lệ này ở thành phố cao hơn các vùng quê. Tại sao cao hơn? Vì ở thành phố sẵn dịch truyền hơn, nhiều cơ sở y tế hơn. Theo tôi, không nên lấy các kinh nghiệm sống trong cuộc sống để gắn vào ngành y. Vì ngành y là một ngành đặc biệt. Muốn những “nguyên tắc” đó thấm sâu vào suy nghĩ của người dân cũng như trong công việc của đội ngũ y, bác sĩ thì phải “đồng bộ hóa” và có chính sách tuyên truyền liên tục. Việc xác định sốt, mệt là do bệnh gì, đây là một giai đoạn, một quy trình rất quan trọng. Nếu bỏ qua là người thầy thuốc đang phạm sai lầm".

“Ở đây tôi muốn nói tư duy và phương pháp làm việc. Nếu vẫn giữ phương pháp làm cũ thì việc bác sĩ làm chết người chắc chắn xảy ra. Nếu không phải hôm nay thì sẽ là những ngày sau”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định.

Bạn nên đọc:

"Tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ bị sốt"

3 trẻ phẫu thuật hở hàm ếch tử vong: "Có phải do gây mê không, đang chờ kết luận"

13 trẻ tử vong ở Sơn La: Nguyên nhân vì đâu?



Thủy Nguyên
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những câu nói sâu sắc và thấm thía của Trấn Thành về tình yêu

Đọc nhiều nhất