Mẹ tử tù Hồ Duy Hải: "Tôi hy vọng vào sự khách quan phiên giám đốc thẩm"

Mẹ tử tù Hồ Duy Hải: "Tôi hy vọng vào sự khách quan phiên giám đốc thẩm"

2020-05-06 17:00
- Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ đẻ của bị cáo Hồ Duy Hải) hy vọng, Hội đồng thẩm phán phiên giám đốc thẩm sẽ xem xét vụ án thận trọng, khách quan, thấu đáo.

Sáng nay (6/5), TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án về 2 tội "Giết người" và "Cướp tài sản", xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008.  

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Ngoài ra, TAND Tối cao còn mời luật sư Trần Hồng Phong, Đoàn Luật sư TPHCM, tham gia bào chữa cho Hồ Duy Hải tại phiên giám đốc thẩm.  

  Bên ngoài phiên Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải ở trụ sở TAND tối cao tại Hà Nội, sáng nay 6/5.    

Trao đổi với phóng viên Dân trí tại cổng trụ sở TAND Tối cao vào trưa cùng ngày, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ đẻ của bị cáo) cho biết, bà cùng con gái và người thân đến Hà Nội vào chiều 5/5. Phiên xử sáng nay bà và người thân không được vào tham dự mà chỉ đứng ở cổng tòa ngóng thông tin diễn biến phiên tòa từ luật sư Trần Hồng Phong.  

"Tôi hy vọng và hy vọng tràn trề vào kết quả phiên giám đốc thẩm này. Tôi hy vọng Hội đồng thẩm phán phiên giám đốc thẩm sẽ xem xét vụ án thận trọng, khách quan, thấu đáo để minh oan cho con trai tôi", bà Loan nói.  

  Bà Loan (giữa) cùng người thân ngóng chờ kết quả phiên giám đốc thẩm từ bên ngoài trụ sở TAND Tối cao.    

Bà Loan chia sẻ thêm, do dịch Covid-19 nên bà cũng ít được gặp Hồ Duy Hải, lần bà gặp con trai gần nhất là vào ngày 14/2/2020. Hồ Duy Hải và bà đều rất hy vọng vào kết quả phiên giám đốc thẩm này.  

Do tình hình diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, phòng xử án chật hẹp nên phiên giám đốc thẩm trên rất hạn chế số lượng người tham dự. Không có nhiều phóng viên báo chí được tham dự phiên xử.  

Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm  

Khoảng 11h30 sáng, buổi sáng làm việc đầu tiên của phiên giám đốc thẩm kết thúc.  

Trao đổi với phóng viên báo chí ngay tại cổng tòa, luật sư Trần Hồng Phong cho biết, mở đầu phiên xử, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói sẽ xem xét vụ án thận trọng, công khai, khách quan, không làm oan sai, cũng như không bỏ lọt tội phạm.  

  Luật sư Trần Hồng Phong trao đổi với báo chí về phiên giám đốc thẩm sáng 6/5.    

"Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình có nói là luật sư đã được mời tham dự và đã tạo điều kiện cho luật sư trình bày về các chứng cứ mới. Sau đó, luật sư được làm việc với thư ký của TAND Tối cao. Chiều nay tòa làm việc nội bộ, chủ yếu là xem xét đánh giá chứng cứ các tài liệu có trên giấy tờ, nên tôi không cần thiết phải tham dự phiên tòa nữa, đó là ý của chủ tọa phiên tòa", luật sư Phong cho biết.  

Sau đó, luật sư Phong có làm đơn đề nghị được tiếp tục tham dự đủ 3 ngày của phiên giám đốc thẩm, nhưng chủ tọa không chấp nhận và giải thích đã trao đổi với Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao phiên giám đốc thẩm và xét thấy rằng không cần thiết phải luật sư tham dự.  

"Tôi có trao đổi với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) và cung cấp một số tài liệu chứng cứ. Phiên tòa hôm nay phía VKSNDTC đã trình bày nguyên văn nội dung của quyết định kháng nghị. Tôi cho rằng mặc dù tòa làm việc nội bộ nhưng hy vọng Hội đồng thẩm phán, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ xem xét một cách thận trọng và có phán quyết hợp lý", luật sư Phong nói.  

Vị luật sư này chia sẻ thêm, sau phiên tòa sáng nay ông có làm việc với bộ phận văn thư của tòa án và đã trình bày, cung cấp thêm về một số thông tin, chứng cứ có liên quan. Ông Phong cho rằng, những thông tin, chứng cứ này "cũng là phụ thôi", nhưng vẫn góp phần giúp Hội đồng thẩm phán có những phán quyết tốt hơn.  

Về thành phần tham dự phiên giám đốc thẩm sáng nay, luật sư Phong nói, theo quan sát, phiên tòa khá đầy đủ các thành  phần, gồm: Hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm là 17 người, VKSNDTC cũng có 4-5 người tham dự, có cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Long An, đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội,...  

Bắt đầu từ chiều nay cho đến khi kết thúc phiên giám đốc thẩm, luật sư Phong sẽ không tham dự.  

  Gia đình bị cáo Hồ Duy Hải trao đổi với luật sư Phong sau khi kết thúc phiên giám đốc thẩm sáng 6/5.    

Trước đó, cuối năm 2019, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TPHCM. Theo đó, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ 2 bản án đã xét xử Hồ Duy Hải về tội "Giết người", "Cướp tài sản", để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải.  

Theo nội dung vụ án, tối 13/1/2008, 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man tại nơi làm việc. Sau đó, bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải. Sau khi những bản án được tuyên, mẹ bị án Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con.  

Năm 2014, cơ quan chức năng tỉnh Long An dự định tổ chức thi hành án đối với tử tù Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng về việc đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải. Văn phòng Chủ tịch nước đã yêu cầu Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạm dừng thi hành án để xem xét cho kỹ trước khi tước đoạt sinh mạng một con người; tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải theo đề nghị của Chủ tịch nước.  

Theo Dân Trí

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cách detox cực nhanh giúp bạn gái có được làn da trắng sứ, mềm mịn như nhung đón xuân về

Đọc nhiều nhất