Đau mắt đỏ vào mùa: Phụ huynh lao đao, bác sĩ khuyên cách phòng tránh
2014-09-08 11:22
- (Em đẹp) - Bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho rằng: "Đối với học sinh ở mọi lứa tuổi đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo, khi bị bệnh đau mắt đỏ thì nên nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn khác trong lớp".
Tin liên quan
>>>Bạn cần quan tâm: Coi chừng đau mắt đỏ!
Lên kế hoạch cho dịp nghỉ lễ 2/9 từ trước đó cả tháng, nhưng gia đình anh Trần Văn Hòa (Yên Sở, Hà Nội) phải hoãn chuyến đi vì vợ đột nhiên đau mắt đỏ. Chuyến đi du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị hoãn, 2 đứa con khóc ầm ĩ vì trước đó vợ chồng anh đã “trót hứa” có kỳ nghỉ trước khi bước vào năm học mới. Chưa hết, vợ bị đau mắt, sợ lây sang con nhỏ, vợ anh phải chuyển về nhà ngoại ở để “cách ly” mấy ngày. Chính vì vậy, anh Hòa phải đảm đương mọi công việc trong nhà từ trông con, đi chợ, nấu cơm, dạy con học… Anh than thở: “Mới chỉ một tuần mà tôi mệt mỏi quá!”.
Sáng sớm ngủ dậy thấy mắt cậu con trai 3 tuổi sưng húp, đỏ hoe, chị Na (Thanh Xuân, Hà Nội) tá hỏa vì biết con bị lây từ vài ba đứa trẻ khác đang bị đau mắt đỏ xung quanh nhà. Công việc bận rộn nhưng vợ chồng chị không biết gửi con đi đâu, vì ai cũng sợ lây nên đành chấp nhận người đi làm, người xin nghỉ để thay nhau trông con.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ
Có những hôm, vợ chồng chị không sắp xếp được công việc ở cơ quan đành đưa con đưa đi làm cùng. Mặc dù, bé đã đeo kính râm, nhưng đồng nghiệp chị Na đều sợ lây bệnh nên hạn chế tiếp xúc với bé. Ngày tựu trường, các bạn lớp mẫu giáo nô nức chuẩn bị cho năm học mới, đi khai giảng, con chị vẫn chưa khỏi hẳn nên phải tiếp tục ở nhà.
Chị Na chia sẻ:“Con bị bệnh đã mệt lắm, lại không có ai chơi cùng nên mặt lúc nào cũng buồn thiu. Mọi năm, ngày khai giảng cháu háo hức lắm, năm nay ngày khai giảng lại không đi được lại càng buồn. Trông tội nghiệp lắm, biết thế nhưng cũng chẳng làm gì được.”.
Còn chị Thương (Đống Đa, Hà Nội) có con 4 tuổi bị đau mắt đỏ đã mấy hôm nay. Chưa hết cảnh công việc bù đầu ở công ty, về nhà con quấy khóc, không chịu ăn uống khiến chị gầy rộc hẳn. Vừa trông con, vừa ăn vội bát cơm, thị ngán ngẩm than thở: “Tôi đã rất chú ý trong việc vệ sinh cho con và phòng tránh cho 2 vợ chồng, không hiểu sao vẫn lây. Giờ đây công việc của tôi và chồng đều chậm trễ vì bệnh tai quái này”.
Chưa dừng lại ở đó, sự xung đôt mẹ chồng - nàng dâu cũng từ đây mà ra. Chị Thương mệt mỏi nói: “Ông bà nội lúc nào cũng thích chữa bằng cách dân gian, trong khi bác sỹ dặn là không nên tự ý chữa lung tung nên hai vợ chồng tôi không dám làm liều. Mình đành phải nói dối là làm rồi nhưng cháu không đỡ”.
Bệnh đau mắt đỏ không chỉ khiến cho cuộc sống nhiều gia đình đảo lộn mà nhiều học sinh cảm thấy bất tiện. Ngày khai giảng, bạn bè xúng xính quần áo, còn Hoàng Yến (Quan Nhân, Hà Nội) phải đi khai giảng với cặp kính râm. Yến chia sẻ trong tâm trạng hụt hẫng: “Ngày khai giảng không chỉ có em mong chờ mà nhiều bạn khác cũng vậy, vì sau ba tháng nghỉ hè em mới lại được gặp các bạn nhưng phải đeo kính đen để đi khai giảng không gì buồn hơn. Mắt em đang được mẹ nhỏ thuốc cho hằng ngày, đang đỡ nhiều, nhưng chắc phải vài hôm nữa mới khỏi hẳn".
Khi đau mắt đỏ cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa
Lên kế hoạch cho dịp nghỉ lễ 2/9 từ trước đó cả tháng, nhưng gia đình anh Trần Văn Hòa (Yên Sở, Hà Nội) phải hoãn chuyến đi vì vợ đột nhiên đau mắt đỏ. Chuyến đi du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị hoãn, 2 đứa con khóc ầm ĩ vì trước đó vợ chồng anh đã “trót hứa” có kỳ nghỉ trước khi bước vào năm học mới. Chưa hết, vợ bị đau mắt, sợ lây sang con nhỏ, vợ anh phải chuyển về nhà ngoại ở để “cách ly” mấy ngày. Chính vì vậy, anh Hòa phải đảm đương mọi công việc trong nhà từ trông con, đi chợ, nấu cơm, dạy con học… Anh than thở: “Mới chỉ một tuần mà tôi mệt mỏi quá!”.
Sáng sớm ngủ dậy thấy mắt cậu con trai 3 tuổi sưng húp, đỏ hoe, chị Na (Thanh Xuân, Hà Nội) tá hỏa vì biết con bị lây từ vài ba đứa trẻ khác đang bị đau mắt đỏ xung quanh nhà. Công việc bận rộn nhưng vợ chồng chị không biết gửi con đi đâu, vì ai cũng sợ lây nên đành chấp nhận người đi làm, người xin nghỉ để thay nhau trông con.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ
Có những hôm, vợ chồng chị không sắp xếp được công việc ở cơ quan đành đưa con đưa đi làm cùng. Mặc dù, bé đã đeo kính râm, nhưng đồng nghiệp chị Na đều sợ lây bệnh nên hạn chế tiếp xúc với bé. Ngày tựu trường, các bạn lớp mẫu giáo nô nức chuẩn bị cho năm học mới, đi khai giảng, con chị vẫn chưa khỏi hẳn nên phải tiếp tục ở nhà.
Chị Na chia sẻ:“Con bị bệnh đã mệt lắm, lại không có ai chơi cùng nên mặt lúc nào cũng buồn thiu. Mọi năm, ngày khai giảng cháu háo hức lắm, năm nay ngày khai giảng lại không đi được lại càng buồn. Trông tội nghiệp lắm, biết thế nhưng cũng chẳng làm gì được.”.
Còn chị Thương (Đống Đa, Hà Nội) có con 4 tuổi bị đau mắt đỏ đã mấy hôm nay. Chưa hết cảnh công việc bù đầu ở công ty, về nhà con quấy khóc, không chịu ăn uống khiến chị gầy rộc hẳn. Vừa trông con, vừa ăn vội bát cơm, thị ngán ngẩm than thở: “Tôi đã rất chú ý trong việc vệ sinh cho con và phòng tránh cho 2 vợ chồng, không hiểu sao vẫn lây. Giờ đây công việc của tôi và chồng đều chậm trễ vì bệnh tai quái này”.
Chưa dừng lại ở đó, sự xung đôt mẹ chồng - nàng dâu cũng từ đây mà ra. Chị Thương mệt mỏi nói: “Ông bà nội lúc nào cũng thích chữa bằng cách dân gian, trong khi bác sỹ dặn là không nên tự ý chữa lung tung nên hai vợ chồng tôi không dám làm liều. Mình đành phải nói dối là làm rồi nhưng cháu không đỡ”.
Bệnh đau mắt đỏ không chỉ khiến cho cuộc sống nhiều gia đình đảo lộn mà nhiều học sinh cảm thấy bất tiện. Ngày khai giảng, bạn bè xúng xính quần áo, còn Hoàng Yến (Quan Nhân, Hà Nội) phải đi khai giảng với cặp kính râm. Yến chia sẻ trong tâm trạng hụt hẫng: “Ngày khai giảng không chỉ có em mong chờ mà nhiều bạn khác cũng vậy, vì sau ba tháng nghỉ hè em mới lại được gặp các bạn nhưng phải đeo kính đen để đi khai giảng không gì buồn hơn. Mắt em đang được mẹ nhỏ thuốc cho hằng ngày, đang đỡ nhiều, nhưng chắc phải vài hôm nữa mới khỏi hẳn".
Khi đau mắt đỏ cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa
Nhiều gia đình khác cũng đang rơi vào cảnh đảo lộn đời sống sinh hoạt vì dịch đau mắt đỏ. Chuyện các ông bố bà mẹ cãi nhau vì bất đồng trong cách trị bệnh cho con hoặc đồng loạt nghỉ việc để chăm con là điều không hiếm gặp trong các gia đình, khi mà số lượng người đau mắt đỏ tăng lên.
Chú ý vệ sinh cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng
Thời gian ủ bệnh của đau mắt đỏ kéo dài từ 7 - 10 ngày, ngay trong thời gian này, virus đã có khả năng lây truyền bệnh, do đó rất khó để phòng tránh. Cứ vào thời điểm này hàng năm (tháng 9, tháng 10 dương lịch) dịch bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện và gia tăng khi mùa mưa bắt đầu. Tuy nhiên, hiện nay, đau mắt đỏ là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Do vậy, khi con cái nhiễm bệnh, các bậc phụ huynh cần rất chú ý đến khâu vệ sinh thân thể, răng miệng, tay chân cho bé, có phương pháp “cách ly” cụ thể để bệnh không lan rộng trong gia đình. Đặc biệt, người bị đau mắt đỏ nên làm theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không nên tùy tiện chữa trị theo các phương pháp truyền miệng, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, bác sĩ Hoàng Cương (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện mắt Trung ương) cho biết, bệnh đau mắt đỏ không “kén” đối tượng. Từ người già tới trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Đặc biệt với những ai đang có tiền sử bệnh liên quan đến mắt thì có thể bị mắc lại và có dấu hiệu nặng hơn.
"Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh này là do virus và vi khuẩn. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua nước bọt khi ho hoặc hắt hơi, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước. Các virus, vi khuẩn gây bệnh đặc biệt phát triển nhanh trong môi trường có độ ẩm cao (thường trên 90%). Ở những khu vực có nhiều bệnh nhân mắc ví dụ như bể bơi, nhà trẻ, trường học… mà không được cách ly tốt, nơi đó tiềm ẩn nguy cơ lây trên diện rộng", bác sĩ Cương nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Hoàng Cương, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đỏ, ho, sốt, nóng rát mắt, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…“Đây là lúc chúng ta nên tới các bác sĩ chuyên khoa về mắt để được tư vấn và điều trị đúng cách”, bác sĩ Hoàng Cương khuyến cáo.
Để tránh bị lây đau mắt đỏ cần chú ý rửa tay bằng xà phòng, súc miệng nước muối, tránh dụi tay vào mắt, hạn chế đi bơi khi có dịch, tiếp xúc người bị đau mắt đỏ cần có khẩu trang, uống nhiều nước và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhưng để bảo vệ cho cộng đồng, người bệnh cần ý thức được việc tránh “phát tán” virus, vi khuẩn gây đau mắt đỏ cho cộng đồng xung quanh.“Đối với học sinh ở mọi lứa tuổi đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo, khi bị bệnh đau mắt đỏ thì nên nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn khác trong lớp. Mỗi người cần ý thức được việc rửa tay bằng xà phòng hoặc bằng cồn trước khi đưa tay lên mắt. Bên cạnh đó, cần đeo kính, đeo khẩu trang, tránh nói chuyện, bắt tay, ôm hôn người khác trong thời gian bị bệnh này”, bác sĩ Hoàng Cương khuyên.
Chú ý vệ sinh cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng
Thời gian ủ bệnh của đau mắt đỏ kéo dài từ 7 - 10 ngày, ngay trong thời gian này, virus đã có khả năng lây truyền bệnh, do đó rất khó để phòng tránh. Cứ vào thời điểm này hàng năm (tháng 9, tháng 10 dương lịch) dịch bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện và gia tăng khi mùa mưa bắt đầu. Tuy nhiên, hiện nay, đau mắt đỏ là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Do vậy, khi con cái nhiễm bệnh, các bậc phụ huynh cần rất chú ý đến khâu vệ sinh thân thể, răng miệng, tay chân cho bé, có phương pháp “cách ly” cụ thể để bệnh không lan rộng trong gia đình. Đặc biệt, người bị đau mắt đỏ nên làm theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không nên tùy tiện chữa trị theo các phương pháp truyền miệng, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, bác sĩ Hoàng Cương (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện mắt Trung ương) cho biết, bệnh đau mắt đỏ không “kén” đối tượng. Từ người già tới trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Đặc biệt với những ai đang có tiền sử bệnh liên quan đến mắt thì có thể bị mắc lại và có dấu hiệu nặng hơn.
"Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh này là do virus và vi khuẩn. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua nước bọt khi ho hoặc hắt hơi, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước. Các virus, vi khuẩn gây bệnh đặc biệt phát triển nhanh trong môi trường có độ ẩm cao (thường trên 90%). Ở những khu vực có nhiều bệnh nhân mắc ví dụ như bể bơi, nhà trẻ, trường học… mà không được cách ly tốt, nơi đó tiềm ẩn nguy cơ lây trên diện rộng", bác sĩ Cương nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Hoàng Cương, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đỏ, ho, sốt, nóng rát mắt, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…“Đây là lúc chúng ta nên tới các bác sĩ chuyên khoa về mắt để được tư vấn và điều trị đúng cách”, bác sĩ Hoàng Cương khuyến cáo.
Để tránh bị lây đau mắt đỏ cần chú ý rửa tay bằng xà phòng, súc miệng nước muối, tránh dụi tay vào mắt, hạn chế đi bơi khi có dịch, tiếp xúc người bị đau mắt đỏ cần có khẩu trang, uống nhiều nước và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhưng để bảo vệ cho cộng đồng, người bệnh cần ý thức được việc tránh “phát tán” virus, vi khuẩn gây đau mắt đỏ cho cộng đồng xung quanh.“Đối với học sinh ở mọi lứa tuổi đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo, khi bị bệnh đau mắt đỏ thì nên nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn khác trong lớp. Mỗi người cần ý thức được việc rửa tay bằng xà phòng hoặc bằng cồn trước khi đưa tay lên mắt. Bên cạnh đó, cần đeo kính, đeo khẩu trang, tránh nói chuyện, bắt tay, ôm hôn người khác trong thời gian bị bệnh này”, bác sĩ Hoàng Cương khuyên.
Thủy Nguyên - Chanh Tiên
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Vì sao Cristiano Ronaldo và bạn gái chưa kết hôn?