Chỉ hành động này cũng đủ cho virus đau mắt đỏ 'lấn sân' sang người đối diện, không phải do nhìn vào mắt như mọi người nghĩ
Tin liên quan
Có những "thủ phạm" không ngờ khiến lây lan bệnh đau mắt đỏ tại nhà, nơi làm việc mà bản thân chúng ta không hề ngờ.
Nói chuyện cũng đủ bắn virus sang người khác?
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) với triệu chứng điển hình là mắt cộm, đỏ. Bệnh bùng phát thành dịch chủ yếu do sự lây lan của vi rút Adeno (Adeno virus) trong điều kiện thời tiết ấm, nồm ẩm. Vi rút này có nhân ADN, có rất nhiều trong dịch tiết niêm mạc đường hô hấp, nước mắt, ghèn dử mắt của người bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt đỏ là mắt đỏ, cộm mắt. Ảnh minh họa.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Ngân, Chủ nhiệm Bộ môn Mắt – Học Viện Quân Y, Chủ nhiệm Khoa Mắt – Bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Virus có thể “bắn” trực tiếp vào người lành khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Hoặc tồn tại trong những giọt nước bọt nhỏ li ti lơ lửng trong không khí, người lành hít phải vi rút và dễ dàng mắc bệnh nếu sức đề kháng kém”.
Một mối lo ngại khác là thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ là 5 ngày – 2 tuần và có thể lây ngay trong thời gian ủ bệnh mà người mắc không hề hay biết.
“Với nhiệt độ phòng 27 - 30°C, vi rút Adeno tồn tại trong 30 ngày. Ở 4°C, vi rút có thể sống được trong nhiều tháng.
Nhiệt độ mát mẻ của văn phòng, cửa kính kín, không khí lưu thông kém là điều kiện lý tưởng để vi rút này sống lâu. Tại công sở có nhiều vị trí, đồ vật nhiều người tiếp xúc như nắm cửa, cầu thang, bàn làm việc, cốc uống nước, bút, tài liệu…cộng với thói quen dùng chung đồ đạc của mọi người đã tạo điều kiện cho vi rút đau mắt đỏ lây lan và biến văn phòng làm việc, công sở thành ổ dịch”, Tiến sỹ Nguyễn Đình Ngân phân tích.
Dân công sở không ngờ vi rút sẽ truyền từ phòng này sang phòng khác qua hệ thống điều hòa trung tâm và biến công sở, văn phòng thành “ổ dịch” đau mắt đỏ.
Chú ý ở
Tiến sỹ Nguyễn Đình Ngân khẳng định với đặc điểm dễ lây lan của bệnh đau mắt đỏ và có thể lây ngay trong thời kỳ ủ bệnh, cách dự phòng tốt nhất là người bệnh cũng như người lành chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh.
Theo đó, người bệnh đau mắt đỏ nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa mắt kê đơn thuốc, nghỉ ngơi tại nhà. Cách ly càng sớm càng tốt với nơi đông người.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có ý thức đeo khẩu trang để tránh làm nước bọt, dịch tiết mang vi rút lây lan ra môi trường. Đeo kính râm là một lưu ý quan trọng để mắt được nghỉ ngơi, tránh chói, nhức mắt.
Vệ sinh tay trước và sau khi ăn uống, lau mắt, tra thuốc, ho, hắt hơi là một cách hữu hiệu giúp vi rút không còn đường lây lan ra môi trường.
“Đặc biệt vệ sinh tay trước và sau khi cầm nắm vào các vị trí, đồ vật có đông người tiếp xúc như nắm cửa, bàn làm việc, sách, bút, cốc, nút nhấn thang máy… Vệ sinh bằng cồn 70°C hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh mua tại các hiệu thuốc”, Tiến sĩ Đình Ngân khuyến cáo.
Người lành có thể phòng bệnh bằng cách từ bỏ thói quen dụi mắt, không dùng chung đồ đạc nơi công sở. Dùng khăn giấy lót tay trước khi tiếp xúc với các vật dụng trên rồi vứt bỏ khăn giấy đó để tránh bị lây nhiễm vi rút đau mắt đỏ.
“Bản thân các bác sĩ khoa mắt chúng tôi mặc dù có kháng thể do hàng ngày tiếp xúc liên tục trực tiếp với rất nhiều bệnh nhân nhưng vẫn áp dụng các biện pháp vệ sinh trên, đặc biệt là vệ sinh tay và đeo khẩu trang để phòng lây bệnh”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Ngân chia sẻ.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất