Nên ăn gì để tăng sức đề kháng giữa diễn biến phức tạp của dịch Covid-19?
Tin liên quan
Có nhiều cách để cơ thể khỏe mạnh hơn, giữ cho hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tối ưu. Có thể kể đến những biện pháp như: rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, thường xuyên tập luyện thể thao, hạn chế căng thẳng và ngủ đủ giấc.
Dưới đây là những dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch và các thực phẩm chứa chúng:
-
Các trái cây giàu Vitamin C:
-
-
Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng quan trọng. Những trái cây chứa nhiều vitamin C là: cam, quýt, chanh, bưởi,... Ngoài ra, vitamin C còn có nhiều trong rau xanh. Tuy nhiên vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên cần phải bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày.
-
Với người đau dạ dày, có thể bổ sung vitamin C bằng thông qua một số loại thực phẩm như: ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...
-
Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Không chỉ giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
-
Tỏi:
-
Tỏi được đánh giá là thực phẩm hàng đầu để phòng các bệnh cảm cúm. Tỏi tươi cũng dễ dàng có thể chế biến trong nhiều món ngon hàng ngày.
-
Các chuyên ra khuyến cáo rằng hàm lượng tỏi sử dụng cho 1 người 1 ngày là từ 1 - 3 tép tỏi. Không nên ăn quá nhiều tỏi sẽ gây ra các chất độc. Bên cạnh đó, khi chế biến tỏi không nên ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách thông qua các món ăn thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.
-
Nấm:
-
Theo một số nghiên cứu khoa học, nấm có đặc tính kháng vi rút tự nhiên giúp cơ thể chống lại bệnh cúm. Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại virus cúm, đồng thời chứa polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch.
Rau xanh:
-
Rau xanh chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C, E và chất chống oxy hóa. Các loại rau như: súp lơ, rau bó xôi, rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Tuy không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh vẫn có đặc tính kháng vi rút giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.
-
-
Gừng: Gừng có thể giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác, đồng thời theo một nghiên cứu mới đây trên động vật, gừng có thể làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Có nhiều cách chế biến gừng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
-
Sữa chua nguyên chất:
-
Những thực phẩm lên men như sữa chua có thể thúc đẩy hoạt động của các kháng khuẩn trong cơ thể. Bạn hãy bổ sung vào cơ thể các loại sữa chua không đường, hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm lên men tự nhiên khác như kim chi, dưa cải muối...
Lưu ý: Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa chín kỹ
Sau khi chứng kiến cách mà dịch Covid-19 bùng phát, chúng ta cần thực sự cẩn trọng trước những mối nguy hại về việc phát tán dịch bệnh mà thức ăn sống có thể gây ra. Virus corona không chịu được nhiệt, và sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút. Vì thế, nên tráng nước sôi các đồ bát đĩa trước khi ăn uống và chỉ ăn đồ nấu chín. Hạn chế tối đa các món chiên, nướng bởi những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Mộc (Tổng hợp)
-
Ảnh: Sưu tầm
-
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất