Mâm cỗ đêm rằm tháng 8 gồm những gì, bài trí sao cho đầy đủ và ấn tượng?
Tin liên quan
Tết Trung thu đã có từ ngàn đời nay. Tết Trung thu - rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đó là khi người dân châu Á thu hoạch xong mùa vụ và tổ chức các lễ hội vui chơi.
Tết Trung thu ở Việt Nam cũng được coi như là ngày Tết của thiếu nhi. Trong ngày này, trẻ em được tổ chức vui chơi, được tặng nhiều đồ chơi, bánh kẹo… Theo phong tục, mỗi gia đình sẽ bày cỗ để các bé trong nhà được "phá cỗ" mừng Trung thu, làm đèn ông sao, lồng đèn,... để treo quanh nhà và cho các bé đi rước đèn cùng các bạn nhỏ khác. Thời điểm trăng sáng và tròn nhất đêm rằm là lúc "phá cỗ". Cả gia đình sẽ sum họp đủ đầy, ăn bánh thưởng trà, vừa ngắm trăng và chuyện trò vui vẻ. Tết Trung thu chính là dịp mỗi gia đình Việt quây quần đầm ấm, cha mẹ thể hiện tình yêu thương và chăm sóc của mình đối với con trẻ, thêm gắn kết và thắt chặt tình cảm gia đình.
Mâm cỗ Trung thu gồm có những gì?
1. Hoa quả
Để bày mâm cỗ Trung thu, bạn nên chọn các loại cây trái của mùa thu như: bưởi, hồng, thanh long, táo, ổi... Tùy vào đặc trưng vùng miền, mâm cỗ được trang trí nhiều màu sắc, cắt tỉa củ quả thành con vật đẹp mắt, được trẻ nhỏ yêu thích như: cá thanh long, nhím lê nho hay chú công bằng bí ngòi,...
Những thức quả thường được chọn để bài trí trong mâm cỗ Trung thu là bưởi, hồng, táo, ổi, thanh long,... Để độc đáo hơn, một số loại quả sẽ được cắt gọt, trang trí thành các con vật ngỗ nghĩnh được trẻ yêu thích. Trong đó, quả bưởi tượng trưng cho sự tốt lành, quả hồng đỏ hàm ý sự hy vọng, quả dưa hấu là bình an, quả lựu là sự ngọt ngào, quả na đại diện cho hình ảnh sinh sôi nảy lộc,...
2. Bánh Trung thu
Trước đây, mâm cỗ trông trăng sẽ gồm có bánh Trung thu: bánh nướng và bánh dẻo. Những năm trở lại đây thì ngày càng xuất hiện nhiều thêm các loại bánh trung thu với nhân, hương vị, kiểu dáng mới độc đáo hơn rất nhiều lần. Mâm cỗ trung thu vì vậy mà trở nên ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn. Sẽ thật tròn vẹn nếu bên cạnh những chiếc bánh trung thu là trà ngon, để cả gia đình cũng nhau nhấm nháp bánh và thưởng trà trong đêm trăng tròn.
3. Đèn trung thu
Đèn trung thu là vật vô cùng quan trọng, nhất định phải góp mặt trong mâm cỗ trung thu. Đèn trung thu có thể dùng là đèn kéo quân, đèn ông sao hoặc đèn cù, đèn lồng,... Những chiếc đèn lung linh rực rỡ sẽ giúp mâm cỗ Trung thu của gia đình bạn thêm bắt mắt và ấm cúng hơn. Đồng thời, các em nhỏ cũng có thể cầm chính những chiếc đèn trung thu trong mâm cỗ để đi rước đèn cùng các bạn sau khi phá cỗ.
Việc bày mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không có một nguyên tắc nào cụ thể như việc bày các mâm cỗ cúng các ngày lễ - tết khác như giao thừa hay Rằm tháng 7. Mà việc bày mâm cỗ tùy thuộc vào sự khéo léo, sở thích của từng gia đình, chủ yếu là việc sắp xếp mâm cúng sao cho thật đẹp mắt, hấp dẫn, đặc sắc và phải cơ bản đầy đủ các thành phần như trên là được.
Việc bài trí mâm cỗ rằm tháng 8 không có quy chuẩn nhất định mà bạn có thể tùy biến sáng tạo theo ý thích sao cho sinh động và đẹp mắt nhất. Khi bài trí chỉ cần đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các gam màu nóng (như đỏ, cam, vàng,…) - lạnh (như xanh, đen, tím,…) của bánh trái, hoa quả để cân bằng tính âm dương.
Sep (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất