Khoai môn đang vào mùa, mách chị em 4 mẹo chọn khoai thơm ngon dẻo bùi, không bị sượng
Tin liên quan
Khoai môn là loại một trong những loại củ được rất nhiều người yêu thích vì có hương vị thơm ngon và chế biến được nhiều món ăn khác nhau như làm bánh, chiên giòn, nấu canh, nấu chè, làm kem,...
Bên cạnh đó, khoai môn còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ điều trị bệnh thận, viêm khớp, đái tháo đường và rất giàu vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, E, B6.
Tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết cách lựa khoai môn chuẩn. Nếu nắm được 4 mẹo sau việc mua khoai sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
1. Nhìn bề ngoài
Đầu tiên, khi ua khoai môn, bạn cần quan sát bề ngoài của chúng. Nếu thấy lớp đất bám vào khoai còn mới và ẩm chứng tỏ khoai mới đào. Còn bề mặt khô, nhẵn, không có nhiều bụi bẩn thì có nghĩa là khoai đã để từ lâu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý lớp lông bên ngoài vỏ, xem thử nó có đốm, nấm mốc hay bị thối rữa không. Nếu có những dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng chọn.
2. Kiểm tra trọng lượng
Bạn có thể lấy hai củ khoai môn có cùng kích thước, nếu củ nào nặng hơn tức là nó có nhiều nước, khi nấu chín thường nhạt, bị sượng. Ngược lại, củ nhẹ hơn thì càng ít nước, chứng tỏ hàm lượng tinh bột cao nên khi chín khoai sẽ bùi, mùi thơm đậm.
Bên cạnh đó, bạn chỉ nên chọn những củ khoai môn có kích thước vừa, không lấy những củ lớn quá cũng như nhỏ quá.
3. Quan sát mắt khoai
Nếu để ý thì trên củ khoai môn thường có những lỗ trũng, chỗ này gọi là mắt khoai. Nếu là khoai ngon, nhiều tinh bột, vị bùi thì sẽ có nhiều lỗ trũng, còn ngược lại thì tức là khoai không ngon.
4. Nhìn vào bên trong củ khoai
Đối với những củ khoai môn quá to thì một số người bán sẽ cắt đôi ra cho khách hàng xem. Nếu bạn quan sát thấy củ nào có màu đỏ tím đậm thì chứng tỏ đó là khoai ngon, còn nếu màu sắc bên trong nhợt nhạt, khoai đó thường không ngon.
Một số công thức chế biến món ăn ngon từ khoai môn, các chị em có thể tham khảo:
1. Chè khoai môn bột báng
Nguyên liệu:
Nửa củ khoai môn, đường phèn, nước cốt dừa, 40 gr bột báng.
Cách thực hiện:
- Khoai môn gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ. Lưu ý nên đeo găng tay, không được chạm trực tiếp vì có thể tay sẽ bị ngứa.
- Luộc chín khoai môn.
- Cho bột báng cùng một lượng nước thích hợp vào nồi đun sôi. Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, khuấy liên tục trong 10 phút để bột báng không dính vào nhau. Tiếp tục đun tiếp trong 15 phút.
- Bột báng chín thì cho vào thau nước đun sôi để lạnh có thả vài viên đá, sau đó vớt ra để ráo nước. Đổ nước cốt dừa vào nồi, đun sôi, cho đường phèn vào nấu tan.
- Khi ăn múc nước cốt dừa, bột báng, khoai môn vào bát.
2. Canh khoai môn hầm sườn
Nguyên liệu:
Sườn non: 300g
Khoai môn: 400g
Ngò gai băm
Muối: 1 thìa cà phê
Hạt nêm: 2 thìa cà phê
Bột ngọt: 1/2 thìa cà phê
Hành lá
- Cách làm:
- - Sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn rồi trụng qua nước sôi. Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vuông hoặc chữ nhật. Ngò gai, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Sau khi sơ chế sườn xong, cho dầu vào nồi đun nóng rồi bỏ sườn vào xào cùng gia vị thêm nước và hầm nhỏ lửa. Khi hầm nếu có bọt thì dùng muôi hớt sạch để canh được trong và ngon hơn.
- Khi sườn bắt đầu mềm thì bạn cho khoai môm vào hầm thêm đến khi nhừ. Nêm nếm lại vừa ăn rồi thêm hành lá, rau ngò rồi tắt bếp.
- Khi canh khoai môn sườn lợn đã chín mềm các bạn múc ra bát, thêm hành lá và ngò gai thái nhỏ vào cho đẹp mắt. Dùng khi còn nóng với cơm vậy là chúng ta đã hoàn thành món ăn này rồi. Với nhiều người, có thể rắc thêm tiêu để canh thơm và hấp dẫn hơn.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất