Không may bị ốm, bà bầu uống thuốc kháng sinh cần chú ý gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Tin liên quan
Bà bầu uống thuốc kháng sinh được không?
Các nhà nghiên cứu của Đan Mạch và Úc đã phát hiện: Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm cho đứa trẻ sinh ra, cụ thể tỷ lệ này là khoảng 20% ở trẻ từ 0 đến 14 tuổi, đặc biệt là các vấn đề về đường ruột có liên quan đến quần thể vi sinh bị phá vỡ, mất cân bằng.
Bà bầu uống thuốc kháng sinh có được không? Trong thời gian mang thai nếu dùng thuốc sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không cần trị bệnh nếu có, bởi vì phát bệnh khi bầu bí mà không điều trị tốt cũng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm, cảm sốt.
Mẹ bầu mắc các bệnh viêm nhiễm mà từ chối dùng kháng sinh sẽ khó chữa dứt điểm, quan trọng hơn là tác hại của nó còn cao hơn cả việc uống thuốc. Thống kê cho thấy có khoảng 50% số ca sinh non đều do mẹ bị viêm nhiễm gây ra. Do đó, quan trọng nhất vẫn là dùng kháng sinh hợp lý để giúp bà bầu sớm khỏi bệnh và giảm tối đa tác hại đến em bé.
Loại thuốc kháng sinh nào bà bầu có thể sử dụng?
Nhóm Penicillin
Nhóm thuốc kháng sinh này được Cục quản lý thực phẩm, dược phẩm Mỹ (FDA) đánh giá thuộc cấp độ B, nghĩa là tương đối an toàn cho bà bầu và trẻ em. Mặc dù vậy, mẹ bầu cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu nghiêm ngặt hơn thì nên tiến hành thử trước trên da xem có xảy ra dị ứng không. Ngoài ra, thuốc nhóm này nên uống sau khi ăn để tránh khó chịu cho dạ dày, đường ruột, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và tiêu hóa, hấp thu của mẹ bầu.
Nhóm Cephalosporin
Loại kháng sinh này cũng được FDA xếp vào dược vật cấp B, tuy là khá an toàn cho mẹ bầu sử dụng nhưng nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với Penicillin thì cũng không nên dùng Cephalosporin, tốt nhất là theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thông thường, một số loại Cephalosporin thích hợp tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch như là Cefazolin, còn sử dụng bằng đường uống thì có thể chọn Cefaclor và nên uống lúc bụng đói.
Nhóm Erythromycin
Loại kháng sinh này cũng tương đối an toàn với thai nhi, không gây tác dụng phụ như dị dạng; tuy nhiên đối với bà bầu có thể có chút tác hại với gan. Erythromycin thường có hiệu quả tốt với các viêm nhiễm do vi khuẩn Chlamydia gây ra và nên uống lúc bụng đói.
Một số loại kháng sinh có thể gây hại cho bà bầu lẫn thai nhi cần hết sức thận trọng
Bà bầu uống thuốc kháng sinh dù chỉ là để điều trị cảm mạo hay viêm nhiễm đơn giản nhưng vẫn phải thận trọng, tốt nhất chỉ tuân thủ theo toa của bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc. Một số nhóm kháng sinh sau đây có thể nguy hại đến an toàn cho mẹ và bé.
Nhóm Quinolones
FDA đánh giá nhóm kháng sinh này thuộc cấp C, mẹ bầu nếu sử dụng thuốc này có thể khiến thai nhi tử vong, nếu nhẹ hơn vẫn gây ra những tổn thương vĩnh viễn về sau khi trẻ sinh ra.
Nhóm Trimethoprim
Tương tự, đây cũng là kháng sinh thuộc cấp C, mẹ bầu sử dụng có thể dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi. Vì vậy, trong trường hợp không cần thiết thì tuyệt đối nên tránh nhóm thuốc này.
Nhóm Broad-spectrum
FDA xếp nhóm kháng sinh này ở cấp D, có thể thấy tầm gây hại của nó đối với bà bầu và thai nhi là không nhỏ. Broad-spectrum có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ, xương của thai nhi, dẫn đến bé chậm phát triển hoặc xuất hiện các trở ngại khác về sức khỏe. Ngoài ra, nếu bà bầu dùng quá 2g/ngày còn gây tổn thương gan, thận.
Nhóm Aminoglycosides
Các loại kháng sinh này cũng không an toàn cho bà bầu sử dụng bởi nó có thể làm tổn thương thận và thính lực của thai nhi.
Bà bầu uống thuốc kháng sinh cần chú ý gì?
Mặc dù có một số loại kháng sinh tương đối an toàn nhưng ít nhiều vẫn sẽ có tác dụng phụ, vì vậy điều đầu tiên là mẹ bầu nên chủ động công tác phòng ngừa bệnh tật bằng chế độ sinh hoạt hợp lý từ ít nhất 3 tháng trước khi chuẩn bị mang thai.
Trong trường hợp các bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng, bà bầu uống thuốc kháng sinh có thể tăng cường hiệu quả điều trị nhưng nhất định phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý đổi thuốc hoặc ngưng thuốc để tránh tình trạng “lờn thuốc” về sau, gây trở ngại cho quá trình phục hồi sức khỏe.
Nếu cảm mạo thông thường, mẹ khoan nghĩ đến việc dùng thuốc mà nên áp dụng những biện pháp điều trị tự nhiên bằng thảo mộc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập thể chất để nâng cao sức đề kháng.
Thiên Khuê (Theo Pc Baby)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất