VỠ TÚI NGỰC khi đang cho con bú: Nguyên nhân bất ngờ khiến nhiều chị em GIẬT MÌNH
Tin liên quan
Mang thai tác động thế nào đến túi ngực?
Mới đây, thông tin về một người mẹ ở Trung Quốc đã từng nâng ngực bị “vỡ tung ngực” khi đang nuôi con bằng sữa mẹ đã thu hút sự chú ý của các mẹ bỉm sữa.
Được biết, khi phát hiện vợ bị đau đớn không chịu nổi, người chồng đã tức tốc đưa đến viện thì được một phen tá hỏa trước thông tin vợ đã nâng ngực cách đây nhiều năm.
Túi độn trong ngực người mẹ đã vỡ tung, dung dịch trong túi tràn ra ngoài khiến vùng ngực bị sưng tấy, biến dạng nghiêm trọng.
Bác sĩ cho biết có hai nguyên nhân chính gây ra điều này đó là thời gian đặt túi quá lâu và bao xơ của cơ thể co bóp. Cũng sau ca phẫu thuật, người chồng của cô đã muốn ly hôn vì vợ giấu diếm việc nâng ngực.
Không ít chị em lo ngại túi ngực bị vỡ, rò rỉ khi có tác động mạnh. Ảnh minh họa.
Sau khi thông tin này đưa ra, không ít chị em đã từng nâng ngực cảm thấy khá lo lắng vì sợ “nổ ngực” khi mang thai, cho con bú.
Nói về mối lo này, TS.BS Nguyễn Huy Thọ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật – Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, Nguyên chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật - Hàm mặt - Tạo hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) nhận định đúng là về lý thuyết, việc chị em mang thai, cho con bú có thể làm tăng sức ép nhất định lên túi ngực, cộng với bao xơ đã có sẵn, thời gian nâng ngực đã quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ vỡ túi hơn một chút so với người thường.
Tuy nhiên, vỡ túi ngực không phải là chuyện dễ dàng.
Bởi loại túi ngực bằng nước biển thường dễ bị vỡ và khi đã vỡ thì ngực chị em sẽ xẹp lép chỉ sau một đêm. Nước biển ngấm vào cơ thể, hoàn toàn vô hại. Bác sĩ gắp ra chỉ còn lại cái vỏ.
Lọại túi nước biển này hiện đã không còn sử dụng mà nay được thay thế bằng túi gel silicon đặc quánh. Tùy nghiên cứu của từng tác giả, tỉ lệ vỡ túi ngực này trên thế giới rất nhỏ, chỉ 0.1 – 0.7%.
Trên thực tế, TS. Nguyễn Huy Thọ chưa bao giờ gặp trường hợp nào đã nâng ngực mà mang thai, cho bú bị “tai nạn” như vậy.
“Chị em hãy yên tâm vì độ bền của túi đặt ngực gel silicon hiện nay rất cao, chịu được lực tác động lớn đến nỗi có thể đặt túi dưới xe ô tô 4 bánh đi qua nhưng không hề vỡ.
Túi đặt ngực chỉ bị rò rỉ chủ yếu trong trường hợp túi đã đặt quá lâu trong cơ thể và bị bao xơ cơ thể co bóp lại, làm biến dạng mặt túi, tạo ra các nếp gấp tạo điểm yếu ở túi.
Để lâu không tái khám định kỳ, các nếp gấp bị hằn sâu và gây ra rách, rò rỉ dịch silicon gel từ trong túi ra ngoài. Khác với túi nước biển, dịch gel silicon quánh đặc lại, rò rỉ cũng chỉ nằm tại chỗ, chứ không “chảy” đi khắp cơ thể”, TS. Huy Thọ phân tích.
Chị em đã nâng ngực cần làm gì khi phát hiện có “tin vui”?
TS. Thọ gặp 12 trường hợp chị em nâng ngực sau đó vẫn có con đầu lòng và có con thêm tái khám sau 10 năm không có ai bị biến chứng rò rỉ gel silicon ra ngoài.
Chính vì vậy, chị em đã phẫu thuật nâng ngực hoàn toàn có thể mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ bình thường. Sau thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, ngực sẽ trở lại như cũ.
Chị em đã nâng ngực cần có sự thăm khám với chuyên gia trước khi mang thai. Ảnh minh họa.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, TS. Huy Thọ khuyên người mẹ đã nâng ngực cần đi khám đầy đủ với bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Với dự định có thai trong thời gian tới, chị em nên đi siêu âm, chụp nhũ ảnh để đánh giá tình trạng gel silicon, phát hiện túi ngực, tuyến vú có gì bất thường không.
Với chị em “lỡ” mang thai rồi thì chỉ thực hiện siêu âm tuyến vú.
Theo quan điểm của TS. Huy Thọ, chị em cũng nên thông báo cho chồng biết mình từng nâng ngực để tránh việc chồng ức chế “xài đồ giả”, cãi cọ không đáng có trong gia đình.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất