TUYỆT CHIÊU giúp con 2 tuổi vượt qua bệnh TAY CHÂN MIỆNG “ngon ơ” của mẹ Hà thành

TUYỆT CHIÊU giúp con 2 tuổi vượt qua bệnh TAY CHÂN MIỆNG “ngon ơ” của mẹ Hà thành

Thu Hà 2018-10-10 18:45
- Con trai 2 tuổi bị bệnh tay chân miệng, sốt cao 40 độ, đau miệng không thể ăn gì được. Bằng sự kiên nhẫn và chịu khó tìm hiểu, chị Vũ Trà My (Hà Nội) đã giúp con vượt qua bệnh, hồi phục nhanh.

Những ngày mẹ “căng mình” vì con sốt và đau đớn

Nhớ lại những ngày giữa tháng 9 cùng con “chiến đấu” với bệnh tay chân miệng, chị Vũ Trà My (Hà Nội) vẫn cảm thấy rùng mình kinh hãi.

TUYỆT CHIÊU giúp con 2 tuổi vượt qua bệnh TAY CHÂN MIỆNG “ngon ơ” của mẹ Hà thành

Chị Vũ Trà My và con trai 2 tuổi - bé Zon đáng yêu. 

Cách đây gần một tháng, con trai chị, bé Zon bị tay chân miệng. Khi đó, bé được gần 2 tuổi. “Ngay khi con bị phát nốt ở trong miệng, mình đã cho con đi khám, xử lý thuốc của bệnh viện và tăng đề kháng cho con bằng sữa non, hoa quả. Lúc đó thấy hoang mang tột độ, nốt chỉ mọc dày trong miệng, không phát ra tay chân, mình chỉ sợ các nốt chạy hậu vào trong. Con sốt 40 độ không hạ nổi dù gối hai loại thuốc hạ sốt với nhau, quấy ời ợi và không thể ăn uống gì vì quá đau miệng”, chị Trà My kể.

TUYỆT CHIÊU giúp con 2 tuổi vượt qua bệnh TAY CHÂN MIỆNG “ngon ơ” của mẹ Hà thành

Ngoài cho con đi khám, chị cũng lùng sục tất cả các trang mạng có bài viết về bệnh tay chân miệng. “Cảm thấy may mắn vô cùng khi tiếp nhận thông tin và nhận thức đúng đắn về các mức độ của bệnh và tăng sức đề kháng cho con ngay lập tức bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ”, chị My cho hay.

Theo chị My, “giảm đau miệng” và “tăng sức đề kháng” cho con là việc mẹ hoàn toàn có thể làm.

Cách làm của chị như sau:

Giảm đau miệng bằng loại thuốc bôi lên niêm mạc miệng. Nếu con bị nổi nốt cả chân tay thì chấm thuốc ngoài da xanhmethylen.

Ngoài ra, chị My tăng cường đề kháng của con bằng sữa non và nước hoa quả như cam, chanh. Theo chị, đây là mấu chốt quan trọng nhất giúp con đi qua mùa dịch “ngon lành”.

Chị vẫn tắm rửa cho con nhanh mỗi ngày. Vì khi tắm rửa cũng làm con dễ chịu và tránh bội nhiễm.

Một vấn đề khiến các mẹ “đau đầu” khi con bị tay chân miệng là ở miệng con rất đau nên con sẽ quấy khóc và không muốn ăn uống. Nếu cứ kéo dài việc không ăn uống thì con sẽ không thể có sức đề kháng để chống chọi bệnh tật.

TUYỆT CHIÊU giúp con 2 tuổi vượt qua bệnh TAY CHÂN MIỆNG “ngon ơ” của mẹ Hà thành

Sau khi con khỏi bệnh, chị My tích cực cho con vận động ngoài trời để tăng cường sức khỏe thể chất. 

“Vậy nên với trẻ bị nốt ở miệng, đặc biệt có những trẻ bị mọc đến hàng chục hai ba chục nốt trong miệng thì việc bôi thuốc giảm đau miệng có tác dụng cực hiệu quả. Việc này các mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau 5 phút bôi thuốc, con đã có thể nhúc nhắc uống sữa. Mừng rơi nước mắt khi thấy con ăn uống được và dần dần hồi phục”, chị My bộc bạch.

TUYỆT CHIÊU giúp con 2 tuổi vượt qua bệnh TAY CHÂN MIỆNG “ngon ơ” của mẹ Hà thành

Theo kinh nghiệm của chị, thời điểm này các bố mẹ nên cố gắng nhẹ nhàng với con hết mức vì con đau nên dễ quấy khóc cả đêm lẫn ngày. Đêm con có hiện tượng ngủ không sâu, hay thức và quấy.

“Dù bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nhưng khi các có dấu hiệu bị bệnh, các mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay từ ban đầu. Tránh để tình trạng bệnh nặng mới đưa đi khám. Nếu con sốt quá cao, quấy khóc nhiều thì cần phải đến bệnh viện sớm, tuyệt đối không tự ý chữa trị gây ảnh hưởng khôn lường tới sức khỏe của con”, chị My nhấn mạnh.

Sau khi con khỏi bệnh, chị My chủ động cho con ra công viên chơi, để con được hít thở không khí trong lạnh và vận động nâng cao thể lực. Còn khu vui chơi – nơi “ổ vi rút tay chân miệng” luôn rình rập thì miễn đến!

Chủ động vệ sinh tay, dụng cụ trẻ tiếp xúc để tay chân miệng không “ghé thăm”

Trong tình hình bệnh tay chân miệng đang gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh.

Đó là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Các mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Thu Hà

(Ảnh: NVCC)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


12 con giáp nữ gả cho ai thì hạnh phúc nhất

Đọc nhiều nhất