Sữa mẹ và khả năng tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ
Tin liên quan
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời, và nếu có thể nên tiếp tục cho bé bú mẹ kết hợp ăn thêm các thực phẩm khác cho đến khi bé tròn 2 tuổi hoặc hơn nếu mẹ đủ sữa.
Những trẻ không bú mẹ sẽ nhận thiệt thòi rất lớn, có nguy cơ bị nhiễm khuẩn (đường ruột, đường hô hấp) cao hơn so với những trẻ được bú mẹ.
Sữa mẹ không quá thần thánh, tuy nhiên đây lại là nguồn dinh dưỡng phù hợp và tuyệt vời nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lợi ích nổi bật nhất phải kể đến khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Nói như vậy không có nghĩa là trẻ bú mẹ sẽ tránh được mọi loại bệnh tật. Tuy nhiên trẻ bú mẹ nếu khi bị bệnh, các triệu chứng giảm nhẹ hơn và nhanh khỏi hơn so với nhóm trẻ không được bú mẹ.
Chắc chắn mẹ sẽ cân nhắc lại quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức, nếu đọc được những điều sau đây.
1. Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn
Trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng quý giá mà sữa công thức không có (sữa mẹ có nhiều protein, chất béo, đường, prebiotics, probiotics và các tế bào) giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bé và chống nhiễm khuẩn.
Điều đặc biệt là các chất này không hoạt động riêng rẽ, mà phát huy tác dụng chống nhiễm khuẩn khi được kết hợp với nhau. Ví dụ, chất IgA (Immunoglobulin A) trong sữa mẹ liên kết với bề mặt tế bào của một số tác nhân gây bệnh (ví dụ như vi khuẩn hoặc virus), sau đó chất lysozyme (một yếu tố chống nhiễm trùng trong sữa mẹ) phá hủy các mầm bệnh bằng cách phá vỡ thành tế bào của nó.
2. Sữa công thức thiếu kháng thể IgA kích thích bài tiết
Một trong những nhân tố chống nhiễm khuẩn quan trọng nhất có trong sữa mẹ mà không có trong sữa công thức là kháng thể IgA kích thích bài tiết (SIgA). SigA có khả năng bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các mầm bệnh trong môi trường.
3. Trẻ bú sữa công thức có sức khỏe đường ruột kém hơn trẻ bú mẹ.
Các lợi khuẩn đường ruột rất quan trọng với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung của con người. Tuy nhiên, những trẻ bú sữa công thức có chủng loại lợi khuẩn đường ruột khác với trẻ bú mẹ. Nên sức khỏe đường ruột kém hơn so với trẻ bú mẹ. Như thế, trong sữa mẹ có những lợi khuẩn vô giá, có tác dụng lâu dài đến sức khỏe bé. Các quảng cáo sữa công thức có dưỡng chất giống trong sữa mẹ đa phần đều nói quá sự thật.
4. Sữa công thức không có hợp chất Oligosaccharides
Sữa công thức không có hợp chất Oligosaccharides (thành phần chủ yếu của prebiotics)– là nguồn thức ăn cho probiotic (là các vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột. Hợp chất này tạo điều kiện cho vi sinh hữu ích phát triển mạnh mẽ, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa. Mặc dù sữa công thức có bổ sung các prebiotics nhân tạo nhưng cũng không thể tốt bằng prebiotics có trong sữa mẹ.
5. Sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh hở ruột ở trẻ
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh hở ruột – một căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Việt Hà – Nguồn: BB
(Theo Congluan)
Hướng dẫn vắt sữa và bảo quản sữa mẹ đúng cách
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất