Những tai nạn ít khi ngờ tới nhưng cực nguy hiểm với bé sơ sinh

Những tai nạn ít khi ngờ tới nhưng cực nguy hiểm với bé sơ sinh

2016-07-01 09:31
- Chú ý những nguyên nhân có thể dẫn tới tai nạn ngoài ý muốn cho trẻ để tránh mọi trường hợp xấu có thể xảy ra với an toàn, thậm chí tính mạng của bé.
Tai nạn ngoài ý muốn đối với trẻ sơ sinh mà nói chủ yếu là do yếu tố bên ngoài, vô tình gây nguy hiểm, thậm chí tính mạng của bé. Cần chú ý 8 trường hợp tai nạn ngoài ý muốn sau để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời.
1. Sặc sữa
Triệu chứng
Hơi thở trẻ sơ sinh khó khăn, sắc mặt tím đi, hô hấp không đều, đứt đoạn, khóc không ra tiếng.
Cách phòng ngừa và chăm sóc
1. Trong trường hợp trẻ sặc sữa, ngay lập tức tham khảo các phương pháp sau:
+ Người chăm sóc ngồi trên ghế, để trẻ trên đùi, một tay giữ trẻ sơ sinh, một tay dùng phần lòng bàn tay vỗ vào lưng trẻ, để trẻ khóc thành tiếng, sữa sặc có thể chảy ra ngoài, có thể thở dễ dàng hơn. 
2. Nếu tình hình nghẹt thở đã khẩn cấp, dùng cách trên không phù hợp, tiếp tục xử lý rồi nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện điều trị. 
2. Bỏng 
Xử lý khi bị bỏng
1. Nếu vô tình khiến trẻ bị bỏng, bạn phải lập tức dùng nước lạnh rửa khu vực bị bỏng, rồi cẩn thận xem xét tình hình vết bỏng, cẩn thận cởi bỏ lớp quần, hay áo để tránh đụng vào làm tuột cả lớp da bên ngoài. 
2. Tùy vào mức độ vết bỏng, tiến hành khử trùng, bôi loại thuốc chuyên dụng cho vết bỏng rồi quấn gạc bên ngoài, sau đó thay quần áo khô và sạch cho trẻ. Trong trường hợp gặp tình huống nghiêm trọng, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện điều trị.
3. Ngạt thở
Chỉ tình trạng hô hấp của trẻ sơ sinh bị chặn lại và ngừng lại. Khi trẻ có dấu hiệu ngạt thở, cần lập tức áp dụng một trong những biện pháp sau:
1. Đảm bảo làm sạch đường hô hấp, không có dị vật.
2. Bấm vào phần tiếp đất dưới bàn chân để kích thích hô hấp.
3. Trong trường hợp nghiêm trọng dùng hô hấp nhân tạo: cho trẻ ngửa đầu ra sau, hướng cằm lên trên, người hô hấp dùng tay giữ cằm, thổi khí vào miệng và mũi của trẻ.
4. Trong lúc làm các hành động trên, đồng thời gọi cấp cứu kịp thời đến cứu chữa.
Chú ý các điều sau:
1. Cho con bú nên ngồi, tránh nằm ngửa. Nếu nằm ngửa, đảm bảo vú mẹ không chặn mũi và miệng của trẻ. Không cho con bú trong khi ngủ dễ dẫn đến tình trạng chặn mũi, miệng của trẻ mà không biết, gây ngạt thở.
2. Giường ngủ của trẻ phải đảm bảo khi trẻ thức dậy luôn có người giám sát.
3. Xung quanh khu vực mặt trẻ không xếp các vật có nhiều lông, xem xét có cần cho trẻ đeo bao tay hay không, vì những thứ mềm có thể dễ chặn mũi, miệng của trẻ, khiến bé không thoát ra kịp thời gây ngạt thở
4. Nếu cơ thể trẻ sơ sinh chỉ ở mức 35 độ không tăng lên, da lạnh, cứng và có các triệu chứng khác, cần lập tức đưa đến bệnh viện điều trị. 
4. Phòng tránh môi trường ô nhiễm
1. Tránh tiếng ồn và ánh sáng quá mạnh
Vì trẻ nhỏ có hệ thần kinh chưa hoàn thiện, khả năng thích ứng còn kém, vì vậy tình trạng tiếng ồn kéo dài hay ánh sáng quá mạnh có thể gây trở ngại đến thính giác, thị giác của trẻ.
2. Không hút thuốc trong phòng trẻ
Vì trẻ sơ sinh còn rất mẫn cảm với nicotin. Nếu hít phải hàm lượng khói có chứa nicotin, sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng.
3. Tránh ô nhiễm điện từ
Trẻ sơ sinh nên tránh xa các thiết bị có điện từ, như máy tính, lò vi sóng, bếp từ.... Bức xạ điện từ các món đồ sẽ làm hại đến trẻ. 
5. An toàn thực phẩm
Đối với những bà mẹ không đủ sữa cho trẻ bú, khi chọn sữa ngoài cần cẩn thận lựa chọn sản phẩm chất lượng, để ý thời gian sản xuất, tránh tình trạng dùng sữa quá hạn, giảm chất lượng. Cần để ý nhiệt độ pha của mỗi loại sữa, tránh để sữa quá nóng, trước khi pha sữa phải rửa tay sạch sẽ, bình sữa cần được tiệt trùng. Sữa dùng rồi nên bỏ đi, không nên để trẻ dùng lại vì sau một thời gian chúng sẽ biến chất, có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. 
6. Ngộ độc khí và say nắng
Nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh trong khoảng 22-24 độ là tốt nhất, độ ẩm từ mức 50-60%. Hàng ngày phải đảm bảo thông gió, thoáng khí. Mẹ mới sinh ở cữ thường ở nơi kín gió, không dám dùng quạt hay điều hòa, có thể là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ gặp vấn đề về nhiệt độ. Mùa đông nếu sưởi ấm cần chú ý trường hợp không có ống thông khí, bé bị ngộ độc khí.
7. Tổn thương tai 
Không nên dùng tăm bông hoặc các vật dụng khác để ngoáy tai cho trẻ sơ sinh, để tránh gây tổn thương cho trẻ, ảnh hưởng thính lực. Có thể dùng tăm bông nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn phía ngoài tai, không ngoáy vào sâu. 
Những tai nạn ít khi ngờ tới nhưng cực nguy hiểm với bé sơ sinh
8. Các trường hợp khác
Gia đình có trẻ sơ sinh cũng nên lưu ý những trường hợp sau:
- Cho trẻ dùng gối có độ mềm thích hợp, tránh dùng gối vừa to vừa quá mềm, phòng trường hợp chặn lên mũi miệng của trẻ gây nghẹt thở trong trường hợp không có ai giám sát. Tránh cho trẻ nằm sấp, tay của trẻ sơ sinh còn  yếu, chưa đủ lực để tránh cho bé khỏi nguy hiểm, trong lúc nằm sấp, bé có thể bị chặn mũi, miệng gây nghẹt thở. 
- Ấm, phích nước... đều phải đặt ở nơi an toàn tránh xa tầm với của trẻ, đặc biệt trên bàn không để khăn trải, phòng trường hợp người nhà vô tình kéo rơi đồ nóng, gây bỏng cho bé. Túi sưởi có nắp bảo vệ an toàn. 
- Trong phòng tránh sử dụng đồ nội thất bằng kim loại, những nơi có góc nhọn phải dùng các vật bảo vệ, tránh làm trẻ bị thương. 
- Những gia đình có trẻ sơ sinh hạn chế nuôi động vật, tránh nhiều trường hợp trẻ bị chúng làm bị thương.
- Khi trẻ ngủ, thay tã, quần áo nên đặt trẻ ở giường, ghế có chặn mép, để tránh bé bị lăn, rơi xuống đất.
- Đồ chăn chiếu, quần áo của trẻ thường có sợi chỉ thừa, cần đảm bảo loại bỏ chúng, tránh cứa vào ngón tay, chân trẻ, để lâu có thể gây hoại tử. 
Khánh An
(Nguồn: TT)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 điều phụ nữ cần làm sau khi chia tay

Đọc nhiều nhất