Những "chiêu độc" bảo vệ răng bé luôn trắng khỏe

Những "chiêu độc" bảo vệ răng bé luôn trắng khỏe

2016-06-04 14:57
- “Cái răng cái tóc là góc con người”, tuy nhiên tình trạng răng nướu của người Việt thường rất kém, đây có thể là do việc giữ gìn vệ sinh răng miệng không được đảm bảo khoa học ngay từ khi còn nhỏ.

Theo các tư liệu thống kê, có đến 77% số trẻ em dưới 5 tuổi đều mắc bệnh về răng nướu, điều này thật sự ảnh hưởng đến sự trưởng thành khỏe mạnh của trẻ, đồng thời gây mất thẩm mỹ về hình thể sau này. Do đó, tập cho trẻ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách là điều bố mẹ cần quan tâm hơn.

77% trẻ dưới 5 tuổi bị sâu răng

1. Tạo thói quen vệ sinh răng ngay từ giai đoạn bé sơ sinh

Nhiều người cho rằng, bé sơ sinh còn đang bú sữa mẹ thì cần phải chú ý thói quen ăn uống làm gì. Kỳ thực, sữa hay các thực phẩm ăn dặm cũng đều thuộc khẩu phần ăn uống, do đó mà tạo cho bé thói quen ăn uống khoa học và giữ gìn vệ sinh cá nhân là điều cần thiết.

Thứ nhất, rất nhiều mẹ có thói quen để bé bú xong là ngủ ngay, thậm chí ngủ ngay khi trong lúc đang bú. Thói quen này về lâu dài dễ không những dễ khiến bé sinh ra chứng “nghiện bú khi ngủ” mà còn gây bất lợi cho việc giữ vệ sinh răng miệng. Vì vậy, sau khi bé bú xong, bạn có thể cho bé uống chút nước lọc hoặc dùng gạc y tế thấm nước nhẹ nhàng lau miệng, lưỡi, răng sữa rồi mới dỗ bé ngủ.

Ngoài ra, không nên cho bé tiếp xúc thức ăn ngọt quá sớm khi bé bắt đầu ăn dặm. Lượng đường trong thực phẩm ngọt dễ làm hỏng răng sữa còn non nớt của bé, tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ nếu không đảm bảo vệ sinh tốt.

2. Lựa chọn phù hợp các đồ dùng vệ sinh răng miệng cho trẻ

Chọn bàn chải đánh răng cần căn cứ tình trạng trẻ mọc răng sớm hay muộn

- Khi trẻ mọc 1 - 2 cây răng: Thông thường khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc được 1 – 2 cây răng. Lúc này, mẹ có thể dùng ngón tay quấn gạc y tế, thấm nước sạch nhẹ nhàng giúp bé làm sạch những cái răng nhỏ xíu này.

- Khi trẻ mọc 8 - 11 cây răng: Trẻ được 1 - 2 tuổi sẽ có khoảng 8 - 11 cây răng sữa. Lúc này mẹ có thể dùng loại bàn chải đánh răng dành cho trẻ em (loại xỏ vào ngón tay mẹ) giúp trẻ làm sạch răng và lưỡi, nhớ chọn loại lông mềm để không làm tổn thương răng nướu còn non của bé.

- Khi trẻ đã mọc răng hoàn chỉnh: Thông thường, trẻ khoảng 2 tuổi đã có được hàm răng sữa hoàn chỉnh. Lúc này, mẹ nên bắt đầu hướng dẫn trẻ tự đánh răng, có thể chọn loại bàn chải đánh răng chuyên dụng dành cho trẻ em với đầu bàn chải nhỏ, độ dài khoảng 4 cây răng cửa của bé, lông bàn chải tròn mềm và cán cầm ngắn, có phần chống trơn trượt giúp trẻ dễ cầm và thao tác khi vệ sinh răng miệng.

Những 'chiêu độc' bảo vệ răng bé luôn trắng khỏe

Kem đánh răng có Flour hay không

Để ngăn ngừa sâu răng, đương nhiên nên dùng kem đánh răng có chứa Flour. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đối với trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện về khả năng điều khiển nhai nuốt, sử dụng kem đánh răng chứa Flour quá sớm có thể gây ra tình trạng trúng độc Flour,  vì vậy, cần căn cứ độ tuổi mà lựa chọn kem đánh răng phù hợp cho trẻ.

- Trẻ 1 - 3 tuổi: Giai đoạn này trẻ dễ nuốt phải kem đánh răng, cho nên tốt nhất vẫn là chọn loại kem không chứa Flour. Theo kiến nghị của Hiệp hội Nha Hoa Kỳ (ADA), trẻ dưới 3 tuổi có thể dùng một lượng kem đánh răng bằng hạt gạo là đủ.

- Trẻ sau 3 - 6 tuổi: Khả năng nuốt của trẻ đã có bước phát triển tốt hơn, lúc này bạn có thể cho trẻ dùng kem đánh răng chứa Flour với một lượng bằng khoảng hạt đậu ván.

Ngoài ra, nếu khả năng nuốt và điều khiển khoang miệng, hầu họng của trẻ tốt hơn, bạn vẫn có thể cho trẻ dùng thêm nước súc miệng dành cho trẻ em để phòng ngừa sâu răng.

Chú ý, kem đánh răng hương bạc hà khiến trẻ khó tiếp nhận vì dễ gây thích kích, tốt nhất là không nên dùng. Các loại kem đánh răng hương trái cây cũng nên thận trọng vì trẻ dễ nuốt phải, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.

Minh Thư

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Xu hướng kẻ caro đen trắng đổ bộ thu đông này: Mặc đẹp như Lisa, Mai Davika

Đọc nhiều nhất