Nhìn tình trạng phân biết ngay sức khỏe của bé

Nhìn tình trạng phân biết ngay sức khỏe của bé

2016-06-28 13:24
- Màu sắc, tính chất phân của bé, số lần bé đi đại tiện trong ngày nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bé.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh rất phức tạp, từ việc ăn, ngủ, tắm, đi vệ sinh đều phải chú ý và cẩn trọng. Ngay cả khi bé đi đại tiện, đều phải quan sát phân xem có bất thường hay không. Thực tế màu sắc, tính chất phân, số lần đi đại tiện trong ngày nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bé. 

1. Phân màu xanh đậm

Phân màu xanh đậm gọi là phân su, được bé thải ra trong vài ngày đầu sau sinh. Phân còn có tính chất nhớt, nhầy, đặc. Phân su thực chất là những gì bé tiêu hóa khi còn ở trong bụng mẹ, bao gồm cả nước ối và chất nhầy. Sau khi thải hết phân này, bé sẽ đi phân bình thường, có màu vàng xanh. Bé càng đào thải sớm phân su thì càng tốt cho hệ đường ruột của bé. Mẹ nên cho bé bú sớm, phân su sẽ đào thải nhanh hơn. Bé được bú sữa mẹ cũng thải phân su nhanh hơn bé bú sữa công thức.

2. Phân vàng

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, phân sẽ có màu vàng hoặc màu vàng sền sệt, vàng ngả nâu, có thể lỏng và có hạt lợn cợn. Phân của trẻ bú mẹ nói chung tương đối mềm, phân có mùi chua. Trong khi đó, trẻ bú sữa công thức thường có phân màu nâu sẫm hơn, cứng hơn, phân nặng mùi hơn. Trẻ bú sữa công thức có số lần đi đại tiện ít hơn trẻ bú sữa mẹ, do sữa công thức tiêu hóa lâu hơn.

Biết bé khỏe hay không qua tình trạng phân của bé

3. Phân màu cam

Nếu bố mẹ thấy bé đi phân màu cam cũng không cần phải lo lắng quá. Phân của bé màu cam do bé ăn những thực phẩm có màu này như cà rốt, khoai lang, mơ, xoài, bí ngô, cam, hoặc bé đang uống thuốc bổ sung vitamin A.

4. Phân màu xanh lá cây

Trẻ đi phân màu xanh phần nhiều do thói quen ăn uống có vấn đề. Nếu bé ăn quá nhiều ngũ cốc hoặc ăn nhiều mà không tiêu hóa hết được, quá trình tiêu hóa bị chậm lại và phân có màu xanh.

Hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống của bé bổ sung nhiều sắt, bé ăn dặm có các thực phẩm màu xanh  như đậu lăng, rau chân vịt, đậu đũa.

5. Phân màu xám

Loại trừ do chế độ ăn uống, nếu bé đi phân màu xám kéo dài trong 1 vài  tuần kết hợp bị vàng da thì có thể bé bị hẹp đường mật bẩm sinh. Nếu viêm gan, sẽ đi kèm với sốt, chán ăn, mệt mỏi, ngứa, nôn mửa, đau bụng và kèm các triệu chứng khác.

6. Phân có màu đen

Thực tế phân màu đen lại không đáng lo ngại. Bé đi phân màu đen có thể do bị táo bón, uống thuốc sắt, uống thuốc dạ dày, ăn quá nhiều rau xanh. Nhưng nếu bé đi phân đen kèm theo phân có mùi hôi đặc biệt, không giống mùi bình thường thì có thể bé bị xuất huyết tiêu hóa.

7. Phân màu đỏ

Màu sắc phân của bé không những do thực phẩm tác động vào, mà tình trạng thể chất của bé cũng có những ảnh hưởng nhất định. Cơ thể không nhận đủ lượng nước, bị mất nước, phân sẽ khô và cứng. Nó gây khó khăn cho bé trong việc đi vệ sinh, khi đại tiện bé sẽ rặn gây trầy xước hậu môn, vì thế phân của bé có thể lẫn máu và có màu đỏ như mẹ nhìn thấy.

Tuy nhiên nếu phân có lẫn rất nhiều máu, chất nhầy hoặc nước, nên cho bé đến bệnh viện ngay, vì có thể bé gặp vấn đề nghiêm trọng về đường ruột.

Nhìn tình trạng phân biết ngay sức khỏe của bé

Những dấu hiệu bất thường cần đặc biệt chú ý

Phân lỏng, nhiều nước

Phân của trẻ sơ sinh thường lỏng, nhưng nếu phân có mủ, chất nhầy hoặc máu thì là bất thường. Đây là dấu hiệu bé bị tiêu chảy.

Do phân trẻ sơ sinh thường mềm và loãng, đôi khi rất khó xác định bé có bị tiêu chảy hay không. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là số lần đi đại tiện nhiều (nhiều hơn số lần cho ăn, cho bú) và phân nhiều nước hơn bình thường.

Khi bé bị tiêu chảy kéo dài

Bé bị tiêu chảy kéo dài trong thời gian bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể do bé mắc chứng bất dung nạp gluten trong sữa hoặc trong những thực phẩm khác như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch. Chứng này thường do bẩm sinh và khó chữa. Cách duy nhất là cho bé ăn những thực phẩm không có gluten.

Khi bé bị táo bón

Bé bị táo bón rất dễ nhận biết, phân bé cứng và bé gặp khó khăn trong khi đi đại tiện. Đối với trẻ bú mẹ, rất ít trẻ bị táo bón. Nếu có, thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn của mình, bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước hơn. Với trẻ ăn dặm, bố mẹ không nên nhồi nhét bé quá nhiều, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, thực phẩm chính vẫn là sữa. Với trẻ này nếu bị táo bón thì cho bé uống nhiều nước hơn và ăn những thực phẩm nhuận tràng như chuối, khoai lang, bí ngô.

Phân sủi bọt, phân chua

Có thể bé đang bị đầy bụng, khó tiêu. Nếu quá lo lắng có thể cho bé đi khám bác sỹ.

Phân nặng mùi

Trẻ sơ sinh phân nặng mùi có thể do hấp thụ quá nhiều chất đạm, nhưng không tiêu hóa hết được. Mẹ chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để cân bằng dinh dưỡng trong sữa mẹ nhé.

Việt Hà

Theo TT

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Em muốn có một cuộc tình già với anh

Đọc nhiều nhất