Nguyên nhân bé bị tiêu chảy và thực đơn cải thiện
Tiêu chảy là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến trẻ mau mất sức, thậm chí có những chứng bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.
Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị tiêu chảy
Viêm dạ dày, đường ruột (còn gọi là triệu chứng “cảm dạ dày đường ruột”) có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé sơ sinh, trẻ em lẫn người lớn. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do Virus rota, theo các số liệu thì số trẻ em nhập viện do tiêu chảy có đến phân nửa là nhiễm Virus rota. Nếu bé nhà bạn bị đau bụng, tiêu chảy kèm theo nôn, sốt nhẹ, co thắt dạ dày v.v… thì khả năng cao là viêm dạ dày, đường ruột. Bạn cần cho bé uống nhiều nước, đảm bảo khẩu phần ăn dễ tiêu hóa và kịp thời đưa bé gặp bác sĩ chuyên môn để được chỉ định điều trị.
Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Phổ biến có thể gặp như Giardia lamblia, đây là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột, chỉ được nhìn thấy khi soi dưới kính hiển vi. Thông thường ký sinh trùng rất dễ lây nhiễm trong môi trường sống tập thể hoặc kém vệ sinh và cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Do đó, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn cần giữ thói quen đảm bảo vệ sinh cho bé để hạn chế tối đa bé bị nhiễm ký sinh trùng, gây ra tình trạng tiêu chảy.
Trẻ cũng có khả năng bị tiêu chảy trong thời gian điều trị bằng kháng sinh. Trường hợp này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để cân nhắc việc thay đổi thuốc hoặc có can thiệp kịp thời.
Uống nước ép quá nhiều, nhất là các loại nước có nồng độ đường cao hoặc nhiều Sorbitol đều có thể khiến bụng bé khó chịu, dễ gây tiêu chảy. Các chuyên gia sức khỏe kiến nghị không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước ép. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mỗi ngày cũng không nên uống nhiều hơn 113 - 170ml. Ngoài ra, việc pha chế hay phối hợp các sản phẩm sữa cho trẻ nếu không thích hợp cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Thức ăn và đồ dùng nhiễm bẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy. Chén muỗng, bình sữa, đồ chơi hay bất cứ thứ gì mà trẻ tiếp xúc, nhất là khi trẻ dễ cho vào miệng, đều cần giữ vệ sinh để hạn chế bệnh cho trẻ.
Khi trẻ bị cảm mạo, viêm phổi, viêm màng não, thiếu máu v.v… cũng khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn, dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Nếu cơ thể trẻ kém về khả năng điều tiết hệ thống thần kinh, nội tiết, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng thấp v.v… cũng là nguyên nhân có thể khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
Ngoài ra, thời kỳ mọc răng, trẻ cũng thường có biểu hiện sốt nhẹ và tiêu chảy, tuy nhiên tinh thần trẻ vẫn ổn định và không quá nguy hiểm ở tình trạng này.
Những món ăn thích hợp khi trẻ bị tiêu chảy
Táo nấu nhừ: Món ăn này có tác dụng cải thiện tình trạng đi phân lỏng của trẻ. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn một quả táo chưng cách thủy, có thể thêm chút đường phèn để kích thích khẩu vị.
Lòng đỏ trứng: Trứng gà sau khi luộc chín, bỏ vỏ và lòng trắng, chỉ lấy lòng đỏ và nấu lại ở lửa nhỏ với ít dầu thực vật. Trẻ từ khoảng 1 tuổi có thể mỗi ngày ăn một lòng đỏ theo cách này, chia làm 2 - 3 lần và ăn liên tục trong 3 ngày, có tác dụng điều trị tiêu chảy, bổ tỳ và kiện dạ dày.
Canh cà rốt: Cà rốt có tính kiềm, chất keo trong nó có tác dụng hỗ trợ hấp thu độc tố và vi khuẩn trong niêm mạc đường ruột, cải thiện chứng tiêu chảy.
Trà gừng: Gừng tươi cắt lát mỏng ngâm với nước đun sôi, cho thêm ít đường phèn và cho trẻ uống một lượng nhỏ mỗi ngày.
Nước mạch nha sơn trà: Sơn trà khoảng 3 - 5 quả nấu chín cùng với mạch nha, có thể thêm ít đường đỏ và lọc lấy nước cho trẻ uống để cải thiện tình hình tiêu chảy.
Nguyệt Quế
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất