Nếu không muốn con bị méo đầu, trề môi, mẹ hãy sửa ngay những tật xấu này của con khi ngủ
Tin liên quan
Bé nằm nghiêng một bên dẫn tới méo đầu
Hiện tượng bé quen nằm nghiêng một bên khi ngủ thường dẫn tới méo đầu, y học gọi là dị dạng hộp sọ. Đây là một hiện tượng phổ biến với trẻ sơ sinh. Điều này là do trước khi 1 tuổi, hộp sọ của bé chưa hoàn toàn cứng, thống nhất và vẫn còn mềm mại và linh hoạt. Hiện tượng méo đầu của bé sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. May mắn là hiện tượng méo đầu này chỉ ảnh hưởng đến bên ngoài chứ không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Cách khắc phục tật méo đầu của trẻ
- Hãy cho bé thường xuyên nằm sấp dưới sự quan sát của mẹ để giúp đỡ đầu của bé phục hồi một cách tự nhiên.
- Nếu bé thường nằm nghiêng sang một bên, hãy cho bé nằm nghiêng ở bên ngược lại nhằm giúp đầu bé bớt méo và cân đối hơn.
- Bế bé nhiều hơn cũng là một cách cân bằng áp lực, giữ đầu bé thẳng như ý muốn.
- Khi bé được 3 tháng tuổi, bé đã có thể nằm ngủ mà không cần gối vì vậy mẹ không nên dùng gối để kê, chèn đầu làm bé khó chịu.
Bé hay há miệng khi ngủ
Há miệng khi ngủ là một thói quen rất xấu mà nhiều bé thường mắc phải. Há miệng trong khi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến các bé dễ mắc các vấn đề về hô hấp vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý.
Mũi là nơi giúp bé có thể lọc số lượng lớn các vi khuẩn, vi trùng, bụi. Thở bằng miệng là rất mất vệ sinh, làm tăng cơ hội nhiễm virus, vi khuẩn và khiến các bé dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
Thở bằng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bé sau này. Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể gây biến dạng gương mặt của bé, làm lõm cằm, môi trề, hàm hô, hình thành răng thỏ…
Bé hay vẹo cổ khi ngủ
Bé hay vẹo cổ sang một bên khi ngủ có thể thành tật và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ. Chữa tật vẹo cổ sinh lý có thể mất một thời gian dài. Ví dụ như con hay vẹo cổ sang bên trái thì mẹ phải chỉnh sang bên phải và ngược lại. Cùng với sự phát triển của trẻ thì hầu hết các tất vẹo cổ sinh lý đều có thể chữa lành.
Bé thích bặm môi khi ngủ
Bặm môi khi ngủ là thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của khuôn mặc và răng của bé. Bặm môi trong khi ngủ có thể khiến răng cửa phát triển không đồng đều và dễ bị hô so với các răng khác. Hơn nữa, bặm môi trong thời gian dài khiến răng phát triển không đồng đều cũng như ảnh hưởng đến chức năng nhai của trẻ.
Quỳnh Trang/Theo Imama
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất