Cặp sinh đôi được tập vận động nằm sấp từ nhỏ, nay mẹ Sài thành hưởng 1001 quả ngọt, nuôi còn nhàn tênh
Tin liên quan
Bà mẹ trẻ khẳng định, vận động nằm sấp chính là bài tập động đầu đời của bé, giúp hình thành các vận động về sau này.
Gia đinh hạnh phúc của chị Ánh Tuyết (Ảnh:NVCC)
“Vừa sinh ra bé đã có thể nằm sấp như các bạn thường thấy đó là ở việc da tiếp da giữa mẹ với bé. Nhiều bé đã có thể cảm nhận được dòng sữa của mẹ, và trườn tới bầu ngực của mẹ. Nếu bé nằm sấp trên ngực mẹ nhiều, vừa giúp tăng tình cảm mẹ con, ngoài ra còn giúp kích sữa chảy ra nhiều hơn.
Khi vừa đặt bé nằm sấp, bạn sẽ thấy tay chân bé vùng vẫy như muốn tiến về phía trước. Hãy để bé tự cố gắng, nhiều bé có thể trườn được nửa giường vào ngày đầu tiên. Nếu bé chưa tự trườn được mẹ có thể hỗ trợ bằng cách để 2 tay sau 2 chân bé để bé đạp tiến lên.
Việc này không chỉ giúp bé tăng vận động trườn mà còn giúp bé tập vượt qua hoàn cảnh, tăng tính tự lập cho bé ngay từ khi mới sinh. Hồi Rin, Ren mới sinh mình vẫn chưa biết điều này nên đến khi 1tháng, 2 bạn mới được tập. Sau này khi mình đi thăm các mẹ sinh, đều hướng dẫn cho các mẹ cho bé nằm sấp, dĩ nhiên là luôn phải dưới sự theo dõi của người lớn”, chị Anh Tuyết hướng dẫn.
Hai bé Rin, Ren được mẹ tập vận động nằm sấp (Ảnh: NVCC)
Mẹ bé Rin, Ren giải thích thêm, ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ đã được rèn luyện kỹ năng nằm sấp nhờ sự hỗ trợ của nước ối và bánh nhau. Vì vậy, sau khi chào đời, trẻ sơ sinh thích được nằm sấp hơn nằm ngửa. Nằm sấp sẽ giúp chân tay con có thể khua khoắng, lớn hơn chút con trườn, choài, với, di chuyển, tập bò, chống tay... điều này hỗ trợ tối đa khả năng vận động của trẻ.
Bà mẹ trẻ cho hay, trẻ có thể nằm sấp cả lúc ngủ lẫn lúc thức, việc nằm sấp nhiều giúp bé phát triển tối đa não sau, chống bẹp đầu. Khi nằm sấp, một phản xạ tự nhiên của trẻ là nhổm đầu, sau khi nhổm được đầu trẻ sẽ tìm cách xoay người để được nhìn xung quanh, điều này sẽ giúp cho xương sống trẻ vận động phát triển - đây là yếu tố rất quan trọng.
Bởi xương sống là nơi truyền thông tin lại não bộ trẻ, trẻ càng hoạt động bộ phận này nhiều, não bộ trẻ càng nhận được nhiều thông tin dẫn tới kích thích hai bán cầu não. Chưa kể, nằm sấp giúp thị giác phát triển, dẫn tới sự tò mò về mọi vật xung quanh, tìm cách trườn, với đồ vật, đây cũng là những tác động ý nghĩa trong việc phát triển não bộ trẻ.
Về vấn đề vận động cho bé nằm sấp khi ngủ, chị Anh Tuyết chia sẻ chi tiết thêm: “Nếu mẹ không yên tâm về việc cho bé nằm sấp lúc ngủ, thì có thể chỉ cho nằm sấp lúc thức, sau khi uống sữa khoản 30 phút - 1 tiếng.
Lời khuyên của đa số chuyên gia là mỗi lần chỉ cho bé bắt đầu 1,2 phút, về sau sẽ tăng dần. Còn khi mình học về vận động chuyên sâu, thì sẽ nằm sấp lâu hơn. Vấn đề này mình nghĩ là tuỳ thuộc vào quan điểm của từng cá nhân, nhiều mẹ khi nhìn con nằm sấp lâu sẽ thấy con vẫy đạp, hơi khóc thì thường không chịu nổi.
Nếu trẻ chỉ nằm ngửa, tầm nhìn sẽ bị hạn chế trong khoảng không gian trần nhà hoặc hai bên xung quanh. Trẻ sẽ không thể nhìn thấy đồ vật phía trước hoặc phía sau mình. Tuy nhiên, nằm sấp sẽ giúp con cải thiện tầm nhìn, phát triển thị giác mạnh mẽ. Điều này cũng kích thích con vận động, nằm nghiêng, nhìn xung quanh để có thể nhìn thấy nhiều vật hơn.
Mình đặc biệt khuyên rằng, các mẹ không nên đeo bao tay, chân khi trẻ nằm sấp để con có thể cảm nhận mọi vật một cách “thật” nhất, điều này giúp phát triển xúc giác ở trẻ. Hiện tại mình vẫn duy trì cho hai bé Rin, Ren nằm sấp, điều này giúp bé ngủ sâu hơn và hạn chế giật mình khá nhiều”.
Theo đó, chị Ánh Tuyết cũng hướng dẫn chi tiết các tư thế nằm sấp an toàn cho trẻ sơ sinh, bằng kinh nghiệm và kiến thức học hỏi của mình như sau:
- Đặt trẻ nằm trên bụng mẹ: Mẹ nằm ngửa, đặt con lên bụng. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú, đồng thời làm khăng khít hơn tình cảm mẹ con.
- Mẹ bế trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi, sau khi đã thay tã giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Bế trẻ nằm sấp trên vai rồi vỗ về trẻ ợ hơi làm giảm nôn trớ sau khi trẻ bú mẹ.
- Mẹ đặt trẻ nằm sấp dưới giường: Mẹ nên nhớ đặt một chiếc khăn bông mềm hoặc để ga mềm, nhưng không nhũn để trẻ có thể cảm thấy êm ái. Tuyệt đối không để khăn và đồ vật xung quanh quá nhiều, chỉ cần điểm xuyến để mắt trẻ chăm chú vào các vật lạ xung quanh trẻ.
- Nằm sấp trên gối chữ C (gối chống trào ngược) hoặc 1 cái khăn cuộn tròn đặt dưới ngực bé. Giúp bé nâng người lên cao.
- Khi trẻ đã cứng cáp, có thể ngóc đầu dậy được một lúc, mẹ có thể nhẹ nhàng đỡ đầu trẻ để giúp trẻ xoay chuyển hướng trái, phải. Trước mặt trẻ, mẹ hãy để một số đồ chơi với các màu sắc để kích thích khả năng quan sát của trẻ.
- Ngoài tư thế nằm sấp, mẹ nên cho trẻ xen kẽ thêm nhiều tư thế khác như nằm nghiêng, nằm ngửa để tránh méo đầu và hỗ trợ phát triển vận động của trẻ.
Lê Huyền
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất