Mẹ 9X chia sẻ kinh nghiệm cực hay giúp việc cho con "ĂN DẶM KHÔNG CÒN LÀ CUỘC CHIẾN"
Tin liên quan
Nuôi con trong giai đoạn ăn dặm là một cuộc hành trình đáng nhớ cho tất cả những ai đã được làm mẹ, đặc biệt là những người phụ nữ được làm mẹ lần đầu. Cuộc hành trình đặc biệt đó chứa đủ cả những cung bậc của cảm xúc: những niềm vui, nỗi buồn, sự lo âu đến sự mệt mỏi vì vất vả... Thế nhưng bằng tình yêu vô bờ bến, những bà mẹ bỉm sữa đã vượt qua tất cả để chăm sóc những đứa con của mình một cách tốt nhất.
Chị Trần Thị Bích Nhựt (29 tuổi, hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh) cũng vậy. Chị đã dành cả tâm huyết của mình, thậm chí tạm dừng cả công việc yêu thích để ở nhà chăm sóc bé Nguyễn Khuê (tên ở nhà là Dolphin), với ước mong con được lớn lên từng ngày đều có mẹ kề bên, có như thế chị mới yên tâm được.
Mẹ con chị Nhựt. Ảnh: NVCC
Chị tâm sự: "Mình không phải là người khéo léo, cũng không giỏi nấu ăn nhưng trong quá trình nuôi con ăn dặm mình đã học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ có kinh nghiệm khác, rồi đọc thêm tài liệu, tìm hiểu kiến thức để chế biến nấu những món ngon nhất có thể cho con ăn. Đó là niềm vui của mình mỗi ngày".
Dolphin - em bé đáng yêu hay cười. Ảnh: NVCC
Hành trình ăn dặm của Dolphin bắt đầu từ ngày 10/06/2018, đến nay khi con được 1 tuổi, chị Nhựt đã nhận được quả ngọt rất đáng tự hào. Đó là một em bé có nếp ăn trộm vía rất ngoan, khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Khi được hỏi về những kinh nghiệm rút ra trong suốt thời gian cùng con vượt qua giai đoạn ăn dặm, chị chia sẻ: "Lúc mới bắt đầu mình cho Phin ăn dặm kiểu Nhật. Cho đến giờ thì mình luân phiên áp dụng cả 3 phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và BLW".
Món này ngon lắm nhé!
Một số kinh nghiệm đúc kết được sau khi tìm hiểu, tham khảo và trải nghiệm của chị Nhựt, các mẹ cùng tham khảo:
*Quy tắc bàn ăn:
- Bé ngồi bàn ăn, không tivi, ipad, không đi rong, không đồ chơi...
- Bữa ăn không được kéo dài quá 30 phút, con không ăn mẹ dọn đi chờ bữa sau cho con ăn lại.
- Bé ăn lượng nhỏ (lúc đầu mỗi món 5ml) rồi tăng dần lên.
- Không ép con ăn: con ăn được bao nhiêu tuỳ con, mẹ không nên ép con ăn theo ý của mẹ (Vì tâm lý sợ con không ăn sẽ bị ốm hoặc bị người khác bảo sao nhìn con gầy thế..., nuôi con mẹ không nên chỉ quan tâm tới cân nặng của trẻ), bởi dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
- Mẹ phải thoải mái tâm lý để con cũng cảm nhận được sự vui vẻ, hứng thú mỗi khi tới giờ ăn. Có như vậy mỗi bữa ăn mới là một niềm vui.
* Những lưu ý khi nấu nướng:
- Không nêm gia vị (mắm, muối, đường... ) cho bé dưới 1 tuổi. Để bữa ăn của bé thêm đậm đà, mẹ dùng nước dashi - các sản phẩm babyfood tách muối.
- Cháo, dashi, củ, quả, thịt, cá... có thể cấp đông để tiết kiệm thời gian cho mẹ ( nếu mẹ có thời gian thì nấu ăn hàng ngày vẫn là tốt nhất)
- Những thực phẩm không nên trữ đông:
+ Rau xanh: hàm lượng Nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu chín để quá lâu thì tạo điều kiện giúp vi khuẩn phân huỷ, lượng Nitrat sẽ chuyển thành Nitrite - chất chứa gây ung thư. Thậm chí đun nóng lại cũng không khử được chất này.
+ Cà rốt: Trong cà rốt có nhiều Nitrat - có thể gây thiếu máu ở trẻ em, nên khi trữ đông sẽ làm tăng chất này. Nếu để ngăn mát thì không để trong thời gian quá lâu, chỉ nên dùng trong ngày.
+ Sữa bò, đậu hủ, cà chua, trái cây không trữ đông vì các loại này chứa nhiều nước khi trữ đông thì nước sẽ mất dần và khó trở lại trạng thái tươi ngon như ban đầu nên không khuyến khích trữ đông.
- Cách rã đông thực phẩm:
+ Nếu nhà có lò vi sóng thì cho thức ăn vào chén sành hoặc chén thuỷ tinh, chén nhựa dùng được trong lò vi sóng, cho thêm 1 chút nước vào và làm nóng thức ăn.
+ Hấp cách thuỷ trong nồi nấu cơm hoặc trong nước sôi. Cách này tiện khi nhà nấu cơm, cơm gần chín cho chén thực phẩm của bé vào nồi, hơi nước trong nồi sẽ làm thực phẩm uống đủ nước và trở lại trạng thái tươi mềm như ban đầu.
- Các giai đoạn ăn dặm:
* Giai đoạn 1: 5-6 tháng ( Mẹ có thể cho bé ăn từ 5 hoặc 6 tháng, tuỳ vào mỗi bé có biểu hiện muốn ăn. Dolphin nhà mình bắt đầu từ lúc hơn 5,5m).
+ Bữa chính: lúc 11h
+ Bữa phụ: 15h (sau khi ăn dặm được khoảng 2 tuần mình cho bé ăn thêm bữa phụ): trái cây (bơ, chuối, lê, na, dưa lưới... sữa chua từ sữa mẹ. Lưu ý : trái cây thì chọn những loại trái ngọt)
+ Cháo được nấu 1:10 ( tức 1 gạo:10 nước) và pha thêm dashi để làm loãng.
+ 6,5 tháng bé có thể ăn được đậu hũ non, sữa chua, phomai, trứng gà (1/2 lòng đỏ), cá thịt trắng (cá lóc, cá rô, cá bống...)
* Giai đoạn 2: 7-8 tháng
+ Bữa chính: 11h
+ Bữa phụ: 15h ( bữa phụ có thể thêm những món như bánh plan, sữa đậu, đậu hủ non từ yến mạch,đậu hủ từ đậu gà, đậu hủ từ hạt sen...)
+ Bữa chiều: 18h
+ Cháo được nấu theo tỷ lệ 1:7 (7m), tỷ lệ 1:5 (8m)
+ Các món ăn được như: cá hồi,gan gà,tim gà,thịt gà,lươn,ếch,bồ câu,cua đồng,tôm sông..., thịt heo( khi bé được 8m)
* Giai đoạn 3: 9-10-11 tháng
+ Bữa trưa: 11h
+ Bữa phụ: 15h
+ Bữa chiều: 18h
+ Giai đoạn này độ thô của cháo là 1:3
+ Các món ăn được như: thịt bò, nghêu ,hải sản
Chúc các mẹ thành công và các con ăn dặm thật vui vẻ - không nước mắt!
Dưới đây là một số bữa ăn chị Nhựt thường nấu cho con:
Mẹ Khoai
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất