Mẹ 8X tiết lộ bí kíp tập cho con ĂN DẶM NHÀN TÊNH, mẹ nào cũng nên lưu vào ngay!
2018-09-03 06:55
- Tôi bắt đầu cho bé ăn dặm vào lúc bé tròn 6 tháng tuổi, vì khi đó hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoàn hiện và lúc này sữa mẹ không còn cung cấp đủ chất dinh duỡng cho sự phát triển toàn diện của bé nữa.
Tin liên quan
Khi nào nên cho con tập ăn dặm và cho con ăn theo phương pháp nào là nỗi băn khoăn của không ít các bà mẹ bỉm sữa. Cũng cùng chung tâm trạng lo lắng, hồi hộp khi con trai Nguyễn Đắc Nhật Minh (tên ở nhà là Sun) đến thời kì ăn dặm, chị Phạm Thị Hồng (sinh năm 85, ở Quảng Bình) chia sẻ: "Nay cháu đã 9 tháng rồi, mẹ con tôi đã dần vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách suôn sẻ. Tôi bắt đầu cho bé ăn dặm vào lúc bé tròn 6 tháng tuổi, vì khi đó hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoàn hiện và lúc này sữa mẹ không còn cung cấp đủ chất dinh duỡng cho sự phát triển toàn diện của bé nữa".
Khi được hỏi về khó khăn bước đầu khi cho con tập ăn, chị Hồng kể lại, lúc đầu bé Minh không chịu hợp tác, bé ăn rất ít thậm chí là không ăn. Thấy con có dấu hiệu như vậy, chị Hồng tạm dừng cuộc hành trình này khoảng 1 tuần rồi mới lại cùng con làm quen lại từ đầu với những bữa ăn đầu tiên trong đời.
Những dấu hiệu chứng tỏ con đã sắn sàng ăn dặm:
- Bé nhanh bị đói dù vừa ti mẹ cách đó không lâu
- Khi nhìn bố mẹ ăn, bé rất chăm chú nhìn miệng và tóp tép nhai theo với ánh mắt như muốn nói: "Con muốn ăn cả thế giới rồi, mẹ ơi!"
- Nếu trước khi ngủ, bé đã ti no rồi mà giữa đêm lại thường xuyên tỉnh giấc để đòi bú thì đây cũng là 1 trong các dấu hiệu bé muốn ăn dặm.
- Mẹ hãy thử phản ứng của con bằng cách, mẹ đưa thìa hay đồ ăn gì đó vào gần miệng con, nếu con há miệng thậm chí biết dùng tay vơ đồ ăn lại thì mẹ chuẩn bị tinh thần cho con làm quen với đồ ăn dần đi nhé!
Sau 3 tháng chăm bé Nhật Minh, chị Hồng đã rút ra 1 số kinh nghiệm chăm con ở độ tuổi ăn dặm. Chị ấy cẩn thận dặn các mẹ bỉm sữa khác phải chú ý những điều sau:
"Thứ nhất: Cho bé ăn các nguyên liệu phù hợp với số tháng tuổi của bé.
Thứ 2: Cho các bé ăn từng món riêng biệt không trộn lẫn nhau và mỗi món ăn 1 hoặc 2 ngày để biết được bé có bị dị ứng với loại thức ăn đó không, có thích hay không thích loại thức loại thức ăn nào
Thứ 3: Nên cho bé tập kỹ năng nhai và cảm nhận thức ăn.
Nếu không có thời gian chế biến hàng ngày và bắt buộc phải trữ đông thì nên tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Chế biến thức ăn khi nguyên liệu còn tuơi
+ Thực phẩm sau khi chế biến được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
+ Khi trữ đông thức ăn trong khay, hộp có nắp đậy.
+ Chia nhỏ từng phần khi trữ đông
+ Chỉ rã đông phần sẽ sử dụng
+ Thời gian trữ đông tối đa là 1 tuần
+ Khi rã đông bằng lo vi sóng nên vẩy thêm chút nuớc lên bề mặt thức ăn để tạo hơi ẩm, cách rã đông tốt nhất là các mẹ nên cho vào nồi đun trực tiếp (Truớc khi đun nhớ thêm chút nuớc để chống cháy và tạo hơi ẩm giúp thức ăn rã đông nhanh hơn).
Thứ 4 : Nếu giai đoạn đầu tập cho bé ăn dặm mà bé không hợp tác thì mẹ nên dừng lại khoảng 7-10 ngày rồi lại tập cho bé ăn lại, giai đoạn này sữa vẫn là nguồn thức ăn chính nên các mẹ không phải quá hoang mang.
Thứ 5 : Tuyệt đối không ép bé ăn nếu bé không muốn ăn nữa thì mẹ nên dừng lại, cố gắng cho con ăn dặm không nước mắt để cả mẹ và con đều thấy thoải mái sau mỗi bữa ăn.
Thứ 6: Lượng thức ăn mẹ cho con ăn tăng dần: ban đầu mới tập ăn chỉ cần cho bé ăn 5-10ml, kết thúc 30 ngày ăn dặm đầu tiên bé ăn được 50-100 ml tổng lượng thức ăn là mẹ đã thành công rực rỡ rồi.
Thứ 7: Nên cho bé ngồi vào ghế để ăn, khi cho bé ăn không tivi, điện thoại, ipad hay làm trò cho bé ăn, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 10-30 phút.
Chúc các mẹ thành công và mỗi bữa ăn là một niềm vui của con".
Dưới đây là thực đơn 30 ngày ăn dặm đầu tiên của bé Sun được chị Hồng lưu lại làm kỉ niệm cho con sau này, các mẹ khác cùng tham khảo nhé!
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
5 cung hoàng đạo nữ sau chia tay lại càng đào hoa