Làm sao ngăn cổ tử cung mở sớm?
Tin liên quan
Từ giai đoạn 37-42 tuần, cổ tử cung bắt đầu mỏng và mở dần, tạo đường ra cho em bé. Khi cổ tử cung mở sớm dù không có cơn co vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, đây gọi là chứng bất túc cổ tử cung. Nếu được chẩn đoán bất túc cổ tử cung, bạn cần hiểu rõ chứng bệnh này ảnh hưởng đến việc sinh con như thế nào, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp.
Những ai có nguy cơ bất túc cổ tử cung
Bất túc cổ tử cung xảy ra ở 1/100 ca mang thai và là một trong những nguyên nhân chính gây sảy thai ở giai đoạn thứ 2 thai kỳ . Phụ nữ bị bất túc cổ tử cung muốn được biết nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách phòng tránh trong những lần mang thai tiếp theo. Những nhóm người sau có nguy cơ cao bị bất túc cổ tử cung.
- Cổ tử cung bị tổn thương nặng nề trong ca vượt cạn khó khăn trước đó.
- Từng phẫu thuật cổ tử cung.
- Cổ tử cung bị chấn thương do nạo phá thai trước đó.
- Nhiễm chất Diethylstilbestrol (DES), một dạng tổng hợp của hormone estrogen, được sử dụng từ năm 1938 đến đầu những năm 1980 nhằm ngăn chặn biến chứng sẩy thai và thai kỳ.
- Từng bị sảy thai không rõ nguyên nhân trước đó.
- Dị tật tử cung và cổ tử cung.
Triệu chứng của bất túc cổ tử cung
Nhiều phụ nữ mang thai không phát hiện ra triệu chứng của bất túc cổ tử cung vì nghĩ rằng đó chỉ là những triệu chứng thai kỳ thông thường. Những triệu chứng này thường xuất hiện vào tuần 14-20 của thai kỳ.
- Đau lưng
- Cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng khung chậu
- Xuất hiện cơn gò nhẹ, hơi đau gần giống như đau bụng kinh
- Âm đạo tiết dịch, càng ngày càng nhiều và loãng
- Chảy máu nhẹ
Nếu phát hiện những triệu chứng trên, tốt nhất nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám và siêu âm ngay. Thông qua siêu âm, bác sỹ sẽ biết được những thay đổi bất thường ở cổ tử cung của mẹ bầu.
Điều trị bất túc cổ tử cung
Phương pháp điều trị bất túc cổ tử cung phổ biến là khâu vòng cổ tử cung. Thủ thuật khâu có thể được thực hiện thông qua âm đạo (được gọi là TVC) hoặc qua bụng (được gọi là TAC).
- Kỹ thuật khâu cổ tử cung theo phương pháp McDonald: Đây là kỹ thuật khâu phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Khi chỉ khâu tiêu, có thể sinh thường qua ngả âm đạo.
- Khâu cổ tử cung theo phương pháp Shirodkar: Chỉ khâu sẽ tự tiêu vào thời điểm cuối thai kỳ và sau đó sản phụ phải sinh mổ.
- Khâu qua bụng: Kỹ thuật này sử dụng khi cổ tử cung quá ngắn không thể tiến hành khâu qua đó được. Đỉnh trên và dưới của cổ tử cung được khâu lại với nhau, và sau đó sản phụ buộc phải sinh mổ.
- Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Hefner: Kỹ thuật này được áp dụng khi chẩn đoán bất túc cổ tử cung quá muộn.
- Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Lash: Kỹ thuật này được sử dụng khi đã có tổn thương ở cổ tử cung hoặc các khiếm khuyết khác. Sau khâu sản phụ buộc phải sinh mổ.
Ai có thể điều trị bằng phương pháp buộc vòng cổ tử cung
Hầu hết các sản phụ đều có thể được điều trị bằng phương pháp này, ngoại trừ những trường hợp sau:
- Cổ tử cung đã mở 4cm.
- Màng ối bị vỡ.
- Xuất hiện tình trạng sưng tấy ở cổ tử cung.
Rủi ro khi buộc vòng cổ tử cung
- Vỡ tử cung.
- Vỡ bàng quang.
- Rách cổ tử cung.
- Xuất huyết.
- Sinh non
- Màng ối vỡ sớm.
Việt Hà
Theo BB
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất