Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon và thích thú

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon và thích thú

Văn Anh 2019-10-07 06:00
- Mỗi giai đoạn con cần ăn tăng dần độ thô để tập luyện phản xạ nhai tốt hơn, đó là kinh nghiệm của chị Phượng (26 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) giúp con ăn ngon, thích thú với việc ăn uống.

Chị Phượng chia sẻ, tăng độ thô cho con có lẽ là vấn đề mà hàng ngàn bà mẹ đang hoang mang, vì không biết nên tăng thô cho bé ăn dặm như thế nào mới phù hợp. Kèm theo đó là sự “lo sợ” sau khi tăng thô, con ăn sẽ bị “oẹ”, khiến mẹ hoảng không dám tiếp tục nên lại làm nhuyễn ra, cứ thể tạo thành một vòng luẩn quần. Hậu quả là đến tận 2 tuổi con chỉ ăn cháo, không ăn thức ăn thô vì không biết nhai, chỉ nuốt.

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon, cực thích thú của 9X Sài thành

Chị Phượng và con (Ảnh: NVCC)

“Mình đã từng nghe đâu đó rằng ăn thô sớm không có hại, ăn dặm sớm mới có hại. Hiểu được điều này, trước khi cho bé Nhím ăn dặm, mình cũng rất lo lắng và hoang mang, do đó mình đã học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia và rút ra bài học sâu sắc cho mình. Bởi vậy nên, hiện tại bé Nhím được hơn 10 tháng, đã có thể ăn cơm, thịt cá xé hoặc cắt nhỏ, nhai, nuốt tốt và rất ít khi bị hóc oẹ”, chị Phượng nhấn mạnh.

Theo đó, một số tips nhỏ về vấn đề tăng độ thô cho bé được 9X Sài thành chia sẻ chi tiết như sau:

Vì sao phải tăng độ thô dần?

- Với các bé mới bắt đầu ăn dặm, đồ ăn của bé phải rây mịn, loãng và từ từ đến vừa và đặc. Nhưng nhiều mẹ chưa nắm vững nguyên tắc này, nên mãi đến 8-9 tháng vẫn cho ăn thức ăn xay nhuyễn, cháo rây, dẫn đến cơ hàm của bé bị thụ động, chỉ nuốt chứ không chịu nhai. Điều đó khiến mẹ lo lắng, khi thử chế biến thức ăn có cấu trúc to hơn một chút, thì bé không ăn, quay mặt, ngậm chặt miệng, nôn oẹ mẹ lại mềm lòng.

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon, cực thích thú của 9X Sài thành

Bé Nhím được mẹ tăng độ thô trong mỗi bữa ăn một cách rất khoa học (Ảnh: NVCC)

- Tăng độ thô hay thay đổi cấu trúc thức ăn lúc chế biến từ nhỏ đến to, để con biết được rằng, muốn được ăn no thì cơ hàm, lưỡi, miệng phải hoạt động, đây cũng là tiền đề để sau này bé học nói nhanh hơn.

Chị Phượng cũng đưa ra quan điểm: “Các mẹ suy nghĩ rằng bé chưa có răng không thể nhai được, nhưng mình cho rằng ở giai đoạn ăn dặm, ăn bao nhiêu cũng được không nên ép, chỉ cần con hào hứng, học tốt các kỹ năng cầm - nắm - nhai - nuốt, nên mình cho Nhím ăn như vậy. Nhím vẫn có thể bốc, gặm, mút, nhai và day đứt miếng thịt bò, mấy cọng nui thì hết sạch. Vậy nên mình nghĩ, mẹ đừng mãi bảo bọc con quá, cứ cho con những thử thách mới như thế để con học cách sinh tồn”.

- Bé tầm 6 tháng là đã có thể biết nhìn theo và bắt chước, nên ai làm gì đó liên tục 1-3 ngày, là sẽ học theo ngay, thậm chí con có biểu hiện rất ngộ ngĩnh và đáng yêu. Ba mẹ tận dụng cơ hội này để bày cho con nhiều thứ khác. Cách tăng độ thô của mẹ Nhím theo chị Phượng là kết hợp cả 3 phương pháp ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW,  nên tăng thô cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mỗi bé mỗi tính, nên nếu khó thì mẹ phải kiên trì cùng con.

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon, cực thích thú của 9X Sài thành

Con rất kháu khỉnh và đáng yêu (Ảnh: NVCC)

Cách tăng độ thô của mẹ trẻ 9X được thay đổi chi tiết theo từng giai đoạn

“Cứ 1- 2 tuần mình sẽ tăng độ thô 1 lần, chậm mà chắc, bé bắt kịp không bị sốc dẫn đến sợ ăn. Mình hạn chế dùng máy xay mà chọn băm thức ăn, do đó, yêu cầu phải có dao thớt riêng cho bé loại tốt. Tất cả thức ăn mình đều rây mịn đến rây thường, băm nhuyễn và cuối cùng là băm lợn cợn, tuỳ vào thực phẩm là gì để mẹ tự điều chỉnh cấu trúc sao cho cho phù hợp”, chị Phượng hướng dẫn.

6 tháng : cháo 1:10 và đồ ăn hấp rây mịn + pha thêm nước sôi/dashi/sữa để thức ăn loãng bé dễ ăn.

6,5 tháng : cháo 1:10 không rây, đồ ăn rây vừa phải không quá mịn, ăn đặc hơn 1 chút (ở đây cháo các mẹ có thể rây 1/2, còn lại 1/2 để nguyên trộn lại với nhau). 

6 tháng 25 ngày: cháo 1:9 nghiền 1/3, để nguyên 3/4 (nên dùng thìa hoặc dụng cụ nghiền), đồ ăn băm nhuyễn hơi mịn.

7 tháng: cháo 1:8 nghiền 1/3, để nguyên 3/4, đồ ăn băm nhuyễn.

7 tháng 1 tuần: cháo 1:8 nguyên, rau băm lợn cợn, thịt cá băm nhuyễn.

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon, cực thích thú của 9X Sài thành

7,5 tháng: cháo 1:7 nguyên, rau băm lợn cợn, thịt băm nhuyễn, cá nghiền nhuyễn hoặc băm nhuyễn (thường thì nghiền không nhuyễn bằng băm). 

7 tháng 20 -25 ngày: cháo 1:6 nguyên, rau băm lợn cơn, thịt băm nhuyễn, cá nghiền tơi nhỏ.

8 tháng - 8 tháng 10 ngày: cháo 1:5 nguyên, rau băm lợn cợn, thịt băm lợn cợn, cá nghiền.

8 tháng 20 ngày - 9 tháng: cháo 1:3 nguyên hạt, rau cắt nhỏ, thịt băm lợn cơn hoặc nếu thịt mềm thì xé nhỏ.

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon, cực thích thú của 9X Sài thành

Kinh nghiệm tăng độ thô khiến mẹ hết hoang mang, con ăn ngon, cực thích thú của 9X Sài thành

Trong 3 tháng này, chị Phượng vẫn xen kẻ các bữa BLW rau củ thịt hấp, xào, cơm nát cuộn, cơm nắm, cơm lắc, mỳ, bún... để con ăn thô tốt hơn, bé được chủ động sẽ luôn hào hứng khi đến bữa ăn. Từ hơn 9,5 tháng đến nay, bé thường xuyên ăn cơm, mì, bún, bánh, chỉ thi thoảng mới ăn cháo. Bà mẹ trẻ cũng nhấn mạnh rằng, tăng độ thô thức ăn theo thời điểm rất quan trọng, do đó các mẹ hãy tìm hiểu kỹ, học hỏi thật nhiều. Đặc biệt, nên tham gia các hội nhóm ăn dặm, để thêm nhiều kiến thức vững chắc, khi đó sẽ không ngần ngại lời ra tiếng vào của những người xung quanh, sẽ được cùng con trải nghiệm hành trình ăn dặm thật vui vẻ.

 Văn Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp nữ dễ bị tổn thương trong tình yêu

Đọc nhiều nhất