Điều gì xảy ra sau cánh cửa phòng sinh mổ? Mẹ bầu cần biết để giảm nguy cơ biến chứng!
Tin liên quan
1. Vài phút trước khi bước vào phòng mổ
Đây là lúc mẹ bầu sẽ được bác sĩ giải thích lý do phải sinh mổ và phải làm một việc cực kì quan trọng đó 'ký giấy đồng ý sinh mổ'. Thông thường, người kí giấy hợp lệ nhất chính là chồng của mẹ bầu - cha của đứa trẻ chuẩn bị chào đời.
Mẹ nhớ đọc kỹ để quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi nhất nhé (Ảnh minh họa)
2. Bước vào phòng mổ
- Đầu tiên, mẹ nằm lên bàn mổ, lúc này phải cởi quần chip ra nhé, chỉ mặc váy thôi. Nếu mẹ nào chưa 'dọn cỏ' vùng kín thì y tá sẽ làm việc này.
- Mũi tiêm gây tê: Mẹ nằm cuộn người tròn lại, để 2 đùi áp sát bụng, căng các cơ ở lưng ra để bác sĩ gây tê tủy sống - bằng 1 mũi tiêm vào thắt lưng. Mũi tiêm này thực ra không đau lắm nhưng hầu hết các mẹ đều cảm thấy sợ hãi.
Chú ý: Nếu mẹ đã gây tê màng cứng để giảm đau khi sinh thường thì khi chuyển sang sinh mổ mẹ sẽ được tiêm thêm thuốc giảm đau để tê liệt hoàn toàn. Trường hợp này, mẹ bầu vẫn có thể cảm giác bị giật mạnh hoặc bị áp lực ở một số điểm trong quá trình phẫu thuật.
- Sau khi quá trình gây tê hoàn tất, một ống thông sẽ được đưa vào niệu đạo của mẹ để dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật, đồng thời mẹ cũng được truyền tĩnh mạch nếu chưa truyền trước đó.
- Một tấm màn che sẽ được nâng lên trên eo để mẹ không phải chứng kiến quá trình mổ đang thực hiện. Tuy nhiên, nếu muốn nhìn thấy khoảnh khắc em bé chào đời, hãy đề nghị y tá kéo màn xuống thấp một chút để mẹ có thể nhìn thấy con mà không phải thấy những phần khác.
3. Bắt đầu mổ...
Đây là phần rất quan trọng mẹ cần lưu ý khi vào phòng mổ, mẹ ghi nhớ cẩn thận nha:
- Khi việc gây tê đã hoàn tất và phần dưới cơ thể mẹ tê liệt hoàn toàn thì quá trình sinh mổ sẽ bắt đầu. Phần bụng của mẹ sẽ được thấm gạc có chất khử trùng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ngang và nhỏ ở da, phía trên xương mu. Thực sự thì các mẹ sẽ hoàn toàn tỉnh táo nhưng không hề có 1 chút cảm giác đau nào hết nhé!
Khi đến cơ bụng, bác sĩ tách vết mổ ra (thường dùng tay để tách) và mở rộng chúng để phần bên - dưới lộ ra. Tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo thêm một vết cắt ngang ở phần dưới của nó. Vết cắt này gọi là vết mổ ngang thấp.
Một số trường hợp đặc biệt như em bé còn quá non nớt và phần dưới của tử cung chưa đủ mỏng để cắt ngang, thì bác sĩ sẽ rạch một đường dọc tử cung, hay còn gọi là vết rạch “cổ điển”.
- Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa tay vào trong và kéo em bé ra ngoài. Lúc này mẹ sẽ được nhìn thấy con một lát trước khi bác sĩ trao bé cho bác sĩ hay y tá nhi khoa khác. Trong khi các y tá kiểm tra em bé, thì bác sĩ sẽ đưa nhau thai ra ngoài và tiến hành quá trình khâu vết mổ lại. Bác sĩ sẽ khâu các lớp từ trong ra ngoài, bắt đầu từ vết rạch ở tử cung. Các vết khâu thường được sử dụng loại chỉ tự tiêu. Quá trình khâu vết mổ sẽ mất nhiều thời gian hơn khi mở bụng, thường mất khoảng 30 phút.
- Quá trình sinh mổ hoàn tất, bà bầu sẽ được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi trong khoảng vài giờ. Nếu em bé và mẹ đều khỏe mạnh, thì mẹ sẽ được gặp con trong phòng hồi sức. Nếu có ý định cho con bú, mẹ hãy thử ngay lúc đó nhé. Cho con bú càng sớm sẽ thì càng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
So với sinh thường, quá trình sinh mổ thường diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn đấy. Bà bầu sẽ phải lưu lại bệnh viện ít nhất 3 đến 4 ngày sau sinh mổ mới có thể trở về nhà.
Các mẹ nên ghi nhớ kỹ những lưu ý khi đi sinh mổ này để không bị lúng túng hoặc quá lo lắng khi vào phòng mổ nhé! Mẹ có tâm lý vững vàng, quá trình sinh mổ cũng sẽ diễn ra thuận lợi hơn nhiều đó ạ!
Theo Webtretho
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất