5 lý do em bé bị "mắc kẹt" khi sinh

5 lý do em bé bị "mắc kẹt" khi sinh

Nguyễn Mai 2015-10-14 09:11
- Vì nhiều lý do mà em bé bị mắc kẹt khi sinh nên các bà mẹ buộc phải tiến hành sinh mổ.
Có khi nào bạn lo sợ lúc trở dạ con sẽ bị mắc kẹt và không thể chui ra ngoài được không? Nếu bạn lo lắng gặp phải tình huống này, bạn có thể tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này và ngăn chặn nó sớm nhất có thể.
1. Thai nhi thay đổi tư thế trong giai đoạn cuối của thai kỳ
Vào cuối thai kỳ, em bé thường có xu hướng lộn đầu xuống, lưng hướng ra phía trước, lệch sang trái và cằm nép vào ngực. Đây được gọi là vị trí chỏm đầu trước. Vị trí này cho phép phần nhỏ nhất của đầu em bé đi qua cổ tử cung và vùng xương chậu. Trong thời gian sinh, vị trí này này tạo thuận lợi nhất để em bé ra ngoài. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có sự thay đổi tư thế thuận lợi này trước giờ phút sinh. Không ít các trường hợp, em bé không lộn người lại được, hoặc vị trí hướng ra cổ tử cung không phải là đầu mà là mông, lưng hoặc chân. Chúng là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó rặn đẻ, mắc kẹt khi sinh mà các can thiệp bằng thuốc kích thích rặn đẻ không có tác dụng khiến mẹ buộc phải sinh mổ.
2. Tư thế sinh
Vị trí sinh của bà bầu đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh con nhanh và an toàn. Các vị trí như đứng, ngồi xổm, chống tay hoặc quỳ bằng đầu gối giúp mở vùng xương chậu lên đến 30%. Các chuyển động như lắc đu, đu người, đi bộ, bò, chuyển động tay có thể giúp bà đẻ thoải mái hơn để tạo vị trí sinh con thuận lợi nhất. Thật không may, tại nhiều bệnh viện, hầu hết phụ nữ đều rặn đẻ trên giường ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi trên xương cụt của họ. Các vị trí này làm hạn chế chuyển động của cả cơ thể mẹ và thai trong quá trình sinh, gây ra nghẽn mạch máu của mẹ, tắc dây rốn và suy thai.
5 lý do em bé bị 'mắc kẹt' khi sinh
3. Gây tê ngoài màng cứng
Gây tê cục bộ ngoài màng cứng ở phần dưới cơ thể làm chặn các phản ứng thần kinh cảm giác và vận động giúp người mẹ giảm đau khi sinh con. Tuy nhiên, trong các ca sinh con bằng phương pháp thông thường, can thiệp của thuốc gây tê có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng oxytocin tổng hợp, tăng nguy cơ phải đẻ mổ, phải sử dụng dụng cụ trợ sinh, rách tầng sinh môn, tổn thương đáy chậu và em bé ở vị trí bất thường. Riêng đối với bà đẻ, sử dụng thuốc gây tê có thể khiến họ bất động và không thể sử dụng chân cũng như cơ thể để di chuyển. Điều đó cũng có nghĩa là bà đẻ không thể di chuyển tự do trong quá trình rặn đẻ và đưa con vào vị trí tốt nhất để sinh.
4. Kích cỡ em bé lớn hoặc kẹt vai
Một trong những lý do phổ biến khác khiến em bé bị mắc kẹt khi sinh là do kích thước lớn của em bé hoặc vai em bé to. Mắc kẹt xảy ra tại vùng xương chậu khi một hoặc nhiều phần của cơ thể em bé không thể lọt qua khu vực đó. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp kích cỡ em bé không lớn nhưng mẹ vẫn khó sinh do gặp các cơn co thắt mạnh. Các cơn co thắt này có thể cản trở hơi rặn đẻ dài và mạnh của bà đẻ khiến em bé bị mắc kẹt tại khu vực xương chậu.
5. Vấn đề với xương chậu
Ngoài 4 lý do trên, bạn có nguy cơ sinh con khó khăn hơn nếu xương chậu của bạn không đủ lớn hoặc xương chậu bị khuyết, dị tật. Hiện tượng xương chậu không tạo ra vị trí tốt để em bé lọt qua còn được gọi gọi là lệch đầu và xương chậu. Hiện tượng này ít gặp và không được chẩn đoán trước khi sinh con, trừ khi người mẹ cho bác sĩ biết mình có chấn thương vùng xương chậu hoặc dị tật xương chậu bẩm sinh. 
Phòng ngừa trẻ bị mắc kẹt khi sinh
Cách tốt nhất để đưa em bé vào vị trí sinh tốt nhất là điều chỉnh tư thế của bạn khi mang thai. Bạn nên tránh ngả lưng và tựa vào bề mặt cứng. Thay vào đó, hãy chọn các tư thế thoải mái và mềm mại, (kể cả việc chọn quần áo để mặc), chúng cho phép em bé của bạn có nhiều khoảng không để dịch chuyển và có tư thế thuận lợi trước lúc sinh.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên tập các bài tập có lợi cho cơ và cả hệ thống khung xương như yoga hay các bài tập co giãn. 
Việc kiểm tra sức khỏe thai kỳ thường xuyên cũng vô cùng cần thiết. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy không yên tâm với sức khỏe và vấn đề thai kỳ của mình, hãy đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và phòng ngừa biến chứng kịp thời. 
Nếu buộc phải sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng, hãy luôn chắc chắn rằng luôn có bác sĩ theo dõi ở bên cạnh trong suốt quá trình bạn sinh con.
Nguyễn Mai Nguồn: BB
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Chuyện 'ma quỷ quấy nhiễu' và lý giải khoa học

Đọc nhiều nhất